Khám phá vũ trụ ở đài thiên văn đầu tiên của Việt Nam
Đài thiên văn có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản về vật lý thiên văn quang học, phổ biến kiến thức khoa học vũ trụ cho cộng đồng.
Tọa lạc kế bên Hòn Chồng, đài thiên văn Nha Trang được xây dựng từ năm 2014 do Trung tâm Vũ trụ quốc gia (Viện hàn lâm Khoa học VN) làm chủ dự án, là hợp phần quan trọng trong dự án trung tâm vệ tinh quốc gia - dự án khoa học lớn nhất từ trước đến nay.
Thành phần quan trọng nhất của đài là kính thiên văn quang học, do Công ty MARCON của Ý chế tạo và chuyển giao công nghệ.
Phòng chiếu màn hình vòm với 6 máy chiếu kỹ thuật số, giúp người xem hiểu rõ hơn về thiên văn học, hoạt động của các thiên thể, các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bằng hiệu ứng hình ảnh 3D - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)
Đối tượng nghiên cứu có thể được thực hiện trên hệ kính này là: quan sát hình thái các thiên hà, tìm kiếm thiên thể gần Trái đất, nghiên cứu khí quyển, thu thập thông tin về các vì sao ...
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Anh - phó giám đốc đài cho biết công trình sẽ chính thức đưa vào hoạt động cuối tháng 9 năm nay.
Đài thiên văn sẽ có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản về vật lý thiên văn quang học, phổ biến kiến thức khoa học vũ trụ cho cộng đồng, hỗ trợ đào tạo, giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật lý thiên văn...
Đài thiên văn Nha Trang sẽ mở ra một chương mới cho công tác nghiên cứu về vũ trụ của nước ta, đồng thời sẽ là địa chỉ hấp dẫn cho du khách mỗi khi đến với thành phố biển.
Sinh viên ĐH Nha Trang nghe giới thiệu tiềm năng hoạt động của đài thiên văn - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)
Các chuyên gia Ý lắp đặt thiết bị kỹ thuật của đài thiên văn - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)
Phòng trưng bày hình ảnh, hiện vật rộng khoảng 200m2 - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Anh và các cộng sự trong quá trình vận hành kỹ thuật kính thiên văn quang học - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)
Đài thiên văn Nha Trang được xây dựng tại tọa độ có khả năng quan sát thiên văn tốt nhất VN - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)
Cán bộ, nhân viên của đài đã tiếp nhận quy trình công nghệ sử dụng kính thiên văn và các thiết bị kỹ thuật - (Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG)

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân
Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.
