Khảo sát hải lưu vòng Nam Cực để xác định nguyên nhân băng tan
Ngày 13/11, Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết trong những ngày tới, các nhà khoa học Australia sẽ bắt đầu hải trình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với dòng hải lưu mạnh nhất thế giới.
Các dòng hải lưu biển sâu Nam Cực chảy chậm lại. (Ảnh: Getty Images).
Một nhóm các nhà khoa học sẽ tham gia chuyến nghiên cứu kéo dài hơn một tháng trên tàu Investigator để đánh giá vai trò của Hải lưu vòng Nam Cực đối với tình trạng tan chảy của các thềm băng tại chính khu vực này. Ngoài các nhà nghiên cứu thuộc CSIRO, tham gia dự án còn có các chuyên gia thuộc Sáng kiến Đối tác Chương trình Nam Cực do Chính phủ Australia tài trợ.
Hải lưu vòng Nam Cực là dòng hải lưu chảy theo chiều kim đồng hồ từ phía Tây sang Đông xung quanh lục địa, được coi là dòng hải lưu mạnh nhất trên thế giới. Nhà khoa học trưởng của CSIRO Benoit Legresy cho biết dòng hải lưu này thường đóng vai trò ngăn nước ấm chảy đến Nam Cực và làm tan băng, song dòng nước ấm hiện nay đã đến khu vực này. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về những dòng xoáy và động lực mà dòng hải lưu Nam Cực tạo ra, vốn đang được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến nước ấm ngấm về phía Nam Cực.
Theo ông Legresy, có tới 5 dòng xoáy dẫn nhiệt, hay còn gọi là các “điểm nóng” xung quanh hải lưu vòng Nam Cực, đóng vai trò là “cửa ngõ” truyền nhiệt về phía Nam. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là truy tìm và nghiên cứu những cửa ngõ này để có lời giải cho hiện tượng nước ấm đổ về Nam Cực.
Bên cạnh đó, thông qua hải trình này, các nhà nghiên cứu cũng có cơ hội lần đầu tiên xác minh những hình ảnh chụp Nam Đại Dương do vệ tinh Surface Water and Ocean Topography (SWOT) ghi lại. Đây là vệ tinh do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA phối hợp triển khai với Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp hồi tháng 12/2022.

Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!
Hố xanh Taam Ja' sâu ít nhất 420 m dưới mực nước biển và có thể kết nối với một hệ thống hang động và đường hầm ẩn.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.
