Khe nứt khổng lồ ở thềm băng Nam Cực sắp "đẻ con"

Một khe nứt khổng lồ ở thềm băng Larsen C, Nam Cực đột ngột lớn dần lên trong tháng trước và được dự đoán sẽ "tạo ra" một núi băng lớn kỷ lục.

Theo các nhà địa chất thuộc dự án MIDAS, dải băng dài 20km này đang tách ra từ điểm cực Tây của khe nứt (cực tây so với đại dương). Khe nứt đang mở rộng một cách ổn định trong vài tháng gần đây đột ngột nứt toạc ra tới 18km trong nửa cuối tháng 12/2016 sẽ góp phần tạo thành một núi băng có diện tích 5.000 dặm vuông tách ra từ thềm băng Larsen C trong năm nay.

Khe nứt khổng lồ ở thềm băng Nam Cực sắp đẻ con
Khe nứt khổng lồ quan sát được ở thềm băng Larsen C, Nam Cực tháng 11/2016. (Ảnh: NASA).

Diện tích núi băng mới chiếm hơn 10% Larsen C, mức độ thu hẹp lớn nhất ở mặt trước thềm băng này từng được ghi nhận. Sự kiện không thể tránh khỏi này sẽ làm thay đổi tổng quan phong cảnh bán đảo Nam cực.

Với kích cỡ gần gấp đôi đảo Rhode, tiểu bang nhỏ nhất nước Mỹ, tảng băng mới tạo thành sẽ là một trong 10 tảng băng lớn nhất được khoa học biết đến. Tảng băng dày 350m này được dự đoán sẽ trôi trên vùng biển ở rìa Tây Nam Cực, lênh đênh ở đó trong nhiều năm và từ từ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn.

Khe nứt khổng lồ ở thềm băng Nam Cực sắp đẻ con
Vị trí hiện tại của khe nứt ở thềm băng Larsen C từ đầu năm nay. (Ảnh: dự án MIDAS).

Dù tác nhân chính không phải là biến đổi khí hậu nhưng theo cảnh báo của giới nghiên cứu, phần còn lại của thềm băng Larsen C sẽ dễ bị tan vỡ trong tương lai vì hiện tượng sảnh sinh băng mới là một quá trình tự nhiên có tính chu kỳ.

Thềm băng Larsen C bị chia cắt có thể gây bất ổn nghiêm trọng với dải băng còn lại và nguy cơ tan vỡ mọi thứ trong nhiều năm và thập kỷ tới đây. Khi đó mực nước toàn cầu sẽ tăng thêm tới 10cm. Trước đây, ở Nam Cực có thềm băng Larsen B đã tan rã hồi năm 2002.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Những đường mây kẻ sọc thẳng tắp kỳ lạ trên bầu trời Australia

Những đường mây kẻ sọc thẳng tắp kỳ lạ trên bầu trời Australia

Hình ảnh những đám mây như những đường kẻ thẳng tắp khác lạ trên bầu trời Australia được Hãng hàng không Virgin Australia đăng trên Facebook đã thu hút rất nhiều lượt xem.

Đăng ngày: 11/01/2017
Hôm nay mưa khắp miền Bắc, kéo dài 3 ngày

Hôm nay mưa khắp miền Bắc, kéo dài 3 ngày

Bắt đầu từ hôm nay, miền Bắc sẽ bắt đầu có mưa diện rộng, khu vực vùng núi Tây Bắc còn có mưa vừa, mưa to

Đăng ngày: 10/01/2017
Khói bụi ô nhiễm từ Trung Quốc bắt đầu lan sang Việt Nam

Khói bụi ô nhiễm từ Trung Quốc bắt đầu lan sang Việt Nam

Các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy vùng khói bụi màu hồng của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam.

Đăng ngày: 09/01/2017
Áp thấp xuất hiện gần Biển Đông, miền Bắc có mưa rải rác

Áp thấp xuất hiện gần Biển Đông, miền Bắc có mưa rải rác

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hồi 1 giờ ngày 9/1, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 125,2 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Philippin.

Đăng ngày: 09/01/2017
Biến khí thải CO2 thành phụ gia làm bánh baking soda

Biến khí thải CO2 thành phụ gia làm bánh baking soda

Một nhà máy hóa chất đặt tại Ấn Độ đã chạy thành công hệ thống tái chế khí thải CO2 và chuyển đổi lượng khí này để sản xuất baking soda.

Đăng ngày: 09/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News