Khí cầu chở khách vào không gian sẽ bay thử năm 2021

Khoang tàu Spaceship Neptune gắn khí cầu hydro có thể chở 8 người bay lên tầng bình lưu để nhìn ngắm Trái đất từ rìa không gian.


Spaceship Neptune bay lên cao nhờ lực nâng của khí cầu. (Ảnh: Space).

Công ty Space Perspective ở Florida, Mỹ, đang lên kế hoạch đưa hành khách trả phí và thiết bị nghiên cứu lên tầng bình lưu bằng khoang tàu điều áp gắn dưới khinh khí cầu mang tên Spaceship Neptune. Theo dự kiến, phương tiện sẽ thực hiện những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm sau.

"Chúng tôi đang nỗ lực làm thay đổi cách con người tiếp cận không gian, và để tiến hành nghiên cứu cần thiết giúp mang lại lợi ích cho sự sống trên Trái đất và tác động tới cách chúng ta quan sát cũng như gắn bó với hành tinh của mình", đồng sáng lập viên và giám đốc điều hành Jane Poynter của Space Perspective chia sẻ hôm 18/6.


Mô phỏng chuyến bay của Spaceship Neptune. 

Tàu Spaceship Neptune có thể chứa một phi công và 8 hành khách. Bên trong khoang có ghế ngồi, quầy bar, phòng tắm và cửa sổ lớn cho phép hành khách quan sát Trái đất giữa nền đen của vũ trụ. Tàu sẽ cất cánh từ Cơ sở hạ cánh tàu con thoi cũ ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy (KSC) của NASA ở Florida. Spaceship Neptune sẽ bay về phía đông qua Đại Tây Dương trong những chuyến bay vào mùa đông và về phía tây qua vịnh Mexico vào mùa hè theo hướng gió.

Spaceship Neptune sẽ mất khoảng hai giờ để lên tới độ cao tối đa khoảng 30.000 m, được nâng lên nhẹ nhàng bởi khí cầu cao 200 m chứa đầy hydro. Giải thích về việc lựa chọn khí nâng là hydro thay vì heli, Taber MacCallum, đồng sáng lập viên và giám đốc điều hành Space Perspective cho biết khí heli ngày càng trở nên khó kiếm do được dùng nhiều trong ứng dụng y tế và phóng tên lửa.

Tàu sẽ bay hai giờ trong tầng bình lưu và mất thêm hai giờ để hạ thấp dần. Spaceship Neptune sẽ đáp xuống biển và được tàu thu hồi kéo vào bờ, tương tự tàu Crew Drgon của SpaceX. Spaceship Neptune sẽ được tái sử dụng nhưng vẫn cần khí cầu mới cho mỗi chuyến bay. Theo MacCallum và Poynter, giá vé cho trải nghiệm bay bằng khí cầu ban đầu vào khoảng 125.000 USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News