Sứa hồng khổng lồ bí ẩn xuất hiện lần thứ 4 trong lịch sử

Một con sứa màu hồng quý hiếm đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Italy và đây là lần thứ 4 trong lịch sử có người nhìn thấy loài sứa này.

Loài sứa kỳ lạ được gọi tên là "Drymonema dalmatinum", đã được các thợ lặn nghiệp dư ở khu dự trữ sinh quyển Miramare, ngoài khơi Miramar, thuộc phía Đông Bắc của tỉnh Bologna quay hình lại.

Sứa hồng khổng lồ bí ẩn xuất hiện lần thứ 4 trong lịch sử
Con sứa khổng lồ mang màu sắc hiếm được rất ít người bắt gặp trên đời.

Đây là loài sứa được cho là lớn nhất và hiếm nhất ở Địa Trung Hải, đã không được nhìn thấy trong khu vực kể từ năm 2014. Trước đó, người ta cho rằng loài này đã tuyệt chủng do không được nhìn thấy kể từ năm 1945 và lần đầu tiên được nhìn thấy bởi nhà khoa học Ernst Haeckel vào năm 1880.

"Drymonema dalmatinum" có kích thước lớn so với các loài sứa thông thường khác: Khoảng từ 40 đến 50 cm. Trong khi ghi hình, các thợ lặn phải đảm bảo giữ khoảng cách vì chúng vốn không phải là những sinh vật thực sự thân thiện.

Một nhà nghiên cứu tại khu dự trữ sinh quyển Miramare cho biết nếu vô tình nhìn thấy một con "Drymonema", bạn nên "di chuyển ngay lập tức nhưng cũng nên cảm thấy vinh dự khi được nhìn thấy một sinh vật như vậy".

"Việc thợ lặn của chúng tôi phát hiện ra cá thể sứa trong cuộc tuần tra thường xuyên thực sự là một sự kiện đặc biệt. Drymonema lần đầu được nhìn thấy ngoài khơi Dalmatia vào năm 1880 bởi nhà tự nhiên học người Đức Ernst Haeckel và nó cũng được nhìn thấy vào năm 1945. Sau đó, nó được phát hiện ở vịnh Trieste bởi một trong những nhà nghiên cứu của chúng tôi vào năm 2014", người phát ngôn của khu dự trữ sinh quyển Miramare nói.

"Điều này rất hiếm. Tôi cảm thấy kinh ngạc nhưng cũng cảm thấy như thể mình đang trong tầm mắt của con sứa. Tôi cảm giác như con sứa đang cười với tôi.

Con sứa rất to lớn, tôi đã ở trong phạm vi có thể chạm vào nó nhưng hẳn nhiên là tôi không làm thế. Tôi ở rất gần, cách khoảng 1m. Toàn bộ cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 20 đến 30 phút", thợ lặn Kristian kể lại khoảnh khắc kỳ diệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bạn có thể sống trong bụng cá voi?

Bạn có thể sống trong bụng cá voi?

Chắc bạn đã xem nhiều phim cũng như nghe nhiều câu chuyện về những cuộc phiêu lưu trong bụng cá voi rồi nhỉ. Loài vật khổng lồ thậm chí còn to hơn cả căn nhà chúng ta ở.

Đăng ngày: 20/06/2020
Ngạc nhiên cách san hô tự bảo vệ mình trước sự gia tăng nhiệt độ nước biển

Ngạc nhiên cách san hô tự bảo vệ mình trước sự gia tăng nhiệt độ nước biển

Một số loại san hô đang tạo ra “lớp chống nắng” để tự bảo vệ mình trước sự gia tăng của nhiệt độ nước biển - một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Southampton (Anh) cho biết.

Đăng ngày: 17/06/2020
Bất ngờ phát hiện mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển

Bất ngờ phát hiện mực khổng lồ nặng 200kg dạt vào bờ biển

Mực khổng lồ chết chưa rõ nguyên nhân đang được các chuyên gia bảo quản tại bảo tàng và chờ giải phẫu.

Đăng ngày: 16/06/2020
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 14/06/2020
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 10/06/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Bạn có thể bơi tự do ở biển bên cạnh những loài cá mà vẫn chủ động được mọi nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên chuyện này có thực sự có lợi cho tất cả?

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về cuộc chiến giữa cá mập và một con mực dài hơn 8m tính cả xúc tu dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 08/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News