Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung

Theo một số chuyên gia y tế tại Việt Nam, tại nước ta, khí dung được hiểu là một phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp, trong đó sử dụng máy xông khí, xông thuốc dưới dạng sương mù vào mũi, họng, khí quản, phế quản của bệnh nhân.

Rất nhiều người không hiểu chữ "khí dung" có nghĩa là gì, là không khí, là một phương pháp hay một động từ, nên có chuyện một số trang tin còn viết theo kiểu "khí dung là một loại máy xông thuốc".

Trong tiếng Anh, chữ "khí dung" tương ứng là "nebulization", còn máy khí dung (dụng cụ thực hiện quá trình khí dung) được gọi là "nebulizer". Động từ của nó là "nebulize", chỉ việc chuyển chất lỏng thành chất bơm. Phương pháp điều trị bằng khí dung (nebulization) được xếp vào một dạng phương pháp điều trị bằng khí bơm, có cụm tiếng Anh phổ biến là "aerosol therapy".

Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung
Khí dung được hiểu là một phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp.

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,... Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.

Hiện có 2 loại máy khí dung:

  • Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên;
  • Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.

Khả năng hấp thu thuốc khí dung vào máy đạt khoảng 2%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng 3 – 4 tiếng. Vì vậy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí dung cho trẻ 2 – 3 lần/ngày. Tùy theo bệnh đường hô hấp trên hay dưới, tùy loại bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc pha để thực hiện phương pháp khí dung cho phù hợp.

Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến trong nhi khoa. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: Trẻ có cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị, trẻ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, các loại thuốc cần dùng chưa có bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để kiểm soát hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Tác dụng của khí dung

Khí dung có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần gây tác dụng, đó là các phế quản và phế nang, nhờ đó, thuốc vào cơ thể nhanh chóng. Điều trị hiệu quả các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính, rối loạn hô hấp.

Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung
Khí dung giúp ddiều trị hiệu quả các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính...

Không chỉ điều trị bệnh hô hấp hiệu quả, khí dung xông mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý có tác dụng phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất tốt.

Nếu tiêm loại thuốc loại thuốc này dài ngày hoặc uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, loãng xương, béo phì, rạn da…Dùng corticoid bằng đường khí dung, hít đã được chứng minh là rất an toàn, hoàn toàn không gây tác dụng phụ kể trên.

Ngoài ra, dùng các thuốc giãn phế quản bằng cách sử dụng máy khí dung cũng giảm bớt phần nào những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như run tay, hồi hộp, nhịp tim đập nhanh.

Quy trình khí dung chuẩn

Cách sử dụng máy khí dung chuẩn như sau:

  • Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy một lượng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng thuốc đã pha sẵn thì không cần pha thêm;
  • Dùng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) cho vào cốc đựng thuốc với nước muối hoặc nước cất. Nếu có thuốc pha sẵn thì dùng ống tiêm lấy theo lượng thuốc được bác sĩ chỉ định;
  • Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc;
  • Đặt mặt nạ lên mặt, chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên;
  • Thở chậm và sâu bằng miệng (hít sâu, ngưng lại khoảng 1 – 2 giây rồi thở ra) cho tới khi hết thuốc trong cốc đựng (trung bình mất khoảng 10 – 20 phút). Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi.

Khí dung là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp khá tốt. Tuy nhiên, 80% những bệnh lý mà trẻ mắc phải là do virus. Vì vậy, bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho trẻ dùng các thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt mũi,... để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh kháng thể chống lại bệnh thay vì lạm dụng khí dung. Đặc biệt, tốt nhất mỗi khi trẻ bị bệnh, phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn dùng thuốc phù hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nhiều người thường bị nứt gót chân?

Vì sao nhiều người thường bị nứt gót chân?

Vết nứt ở gót chân xuất hiện có thể là do cơ thể mất nước hoặc bị thiếu độ ẩm trên da. Ngoài ra, nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe khác.

Đăng ngày: 10/02/2020
Vitamin 3B là gì? Công dụng và cách dùng Vitamin 3B

Vitamin 3B là gì? Công dụng và cách dùng Vitamin 3B

Vitamin B1 – B6 – B12 hay còn được biết đến với cái tên vitamin 3B – một loại vitamin được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý khác nhau. Vậy vitamin 3B có thành phần gì, tác dụng và cách dùng ra sao, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 07/02/2020
Cách đi thang máy an toàn và lịch sự mùa dịch bệnh

Cách đi thang máy an toàn và lịch sự mùa dịch bệnh

Ngày nay thang máy là thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà, văn phòng. Nó nhiều như thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thang máy như thế nào để an toàn và hiệu quả.

Đăng ngày: 06/02/2020
Vì sao không nên vừa ăn vừa di chuyển?

Vì sao không nên vừa ăn vừa di chuyển?

Nhiều người trong chúng ta có thói quen vừa ăn vừa di chuyển. Đây là một thói quen rất xấu. Ngồi một chỗ trong khi ăn không chỉ giúp chúng ta cảm nhận được hương vị của món ăn mà còn có lợi cho sức khỏe.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Tác dụng của tinh dầu sả và cách làm tinh dầu sả đơn giản tại nhà

Tinh dầu sả được chiết xuất từ thân và lá của cây sả bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tên khoa học của cây sả là Cymbopogon nardus.

Đăng ngày: 06/02/2020
Công thức pha cồn 80 độ từ cồn 90 độ, 100 độ để làm dung dịch rửa tay diệt virus, vi khuẩn

Công thức pha cồn 80 độ từ cồn 90 độ, 100 độ để làm dung dịch rửa tay diệt virus, vi khuẩn

Theo nghiên cứu, cồn 80 độ mới là lựa chọn ưu tiên để diệt virus, còn cồn 70 độ thường chỉ được khuyên dùng để diệt vi khuẩn.

Đăng ngày: 06/02/2020
Cloramin B là gì? Cách pha Cloramin B để khử trùng, diệt khuẩn

Cloramin B là gì? Cách pha Cloramin B để khử trùng, diệt khuẩn

CloraminB là hóa chất được sử dụng nhiều cho tiêu diệt các loại vi khuẩn nằm trên bề mặt như nền nhà, bàn ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các vật dụng, đồ chơi... Những bề mặt đó là nơi con người tiếp xúc nhiều và có khả năng đưa vi khuẩn vào trong cơ thể rất cao.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News