Khí hậu bất thường khiến số người chết trong Thế chiến I tăng mạnh hơn
Các nhà khoc học tại Viện Biến đổi khí hậu Harvard kết luận sự bất thường của khí hậu khiến số người chết trong Thế chiến I tăng lên đáng kể.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng trong giai đoạn 1914-1919, xuất hiện áp suất khí quyển thấp ở Iceland. Khi đó, hơi ẩm sẽ bị hút từ Iceland qua Đại Tây Dương trong khi không khí lạnh di chuyển từ Bắc Cực.
Khí hậu bất thường khiến số người chết trong Thế chiến I tăng đáng kể. (Ảnh: Sputnik).
Điều này gây ra các đợt mưa dữ dội không ngớt và kéo nhiệt độ giảm ở nhiều vùng khác nhau. Những thời điểm này trùng khớp với các trận chiến, khiến tổn thất về người nghiêm trọng hơn.
"Trận Somme và trận Verdun diễn ra trong giai đoạn này, khiến hơn 2 triệu người chết”, Viện Biến đổi khí hậu Harvard cho biết.
Do mưa lớn, các chiến hào và hố bom ngập trong bùn và nước nuốt chửng mọi thứ từ xe tăng, ngựa cho tới binh lính. Nhiều người gọi đây là những "nấm mồ lỏng" chôn vùi các đội quân.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, sau các cuộc xung đột, khí hậu bất thường cũng góp phần làm đại dịch cúm Tây Ban Nha lây lan mạnh và cướp đi sinh mạng của khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới.
"Một số dịch bệnh bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu do con người gây ra, khi các loài động vật và các mầm bệnh chúng mang theo di cư khỏi môi trường sống bình thường để tìm thức ăn và nước uống ngày càng khan hiếm do tác động của chúng ta đến môi trường”, Philip Landrigan, Giám đốc chương trình y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Boston cho hay.
Coronavirus liên tục gây ngạc nhiên khi được phát hiện có khả năng chịu nhiệt, tự phục hồi và rất đàn hồi

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
