Khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé?

Cắt bao quy đầu là gì, cắt bao quy đầu có thực sự cần thiết, khi nào nên cắt bao quy đầu hay cắt bao quy đầu là tốt hay xấu? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Cắt bao quy đầu là gì? ai cần cắt bao quy đầu?

Cắt bao quy đầu là gì? Theo bác sĩ cho biết, cắt bao quy đầu thực chất là tiểu phẫu cắt bỏ phần da thừa ở đầu dương vật trong những trường hợp dài hẹp bao quy đầu để bao quy đầu có thể lộ ra ngoài được.

Cắt bao quy đầu là rất cần thiết tuy nhiên không nhất ai cũng cần cắt bao quy đầu. Chỉ những trường hợp: dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu và nghẹt bao quy đầu mới cần sử dụng thủ thuật cắt bao quy đầu.

Khi nào nên đi cắt bao quy đầu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới 96% trẻ em khi mới sinh ra mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu. Khi trẻ lớn lên, các triệu chứng dài và hẹp bao quy đầu sẽ có xu hướng biến mất dần. Sau tuổi 17 tỷ lệ trẻ bị mắc chứng dài và hẹp bao quy đầu chỉ còn lại khoảng 1%.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé?
Có tới 96% trẻ em khi mới sinh ra mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu.

Tuy nhiên, một số trẻ do chưa nhận được sự quan tâm đúng mực cha mẹ về các vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục, nên thường để chứng dài và hẹp bao quy đầu kéo dài cho tới tuổi trưởng thành.

Nam giới bị mắc chứng dài và hẹp bao quy đầu sẽ rất khó vệ sinh dương vật, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ tại bao quy đầu gây viêm bao quy đầu, viêm dương vật...

Cắt bao quy đầu là một trong những tiểu phẫu khá đơn giản, giúp nam giới loại bỏ chứng dài và hẹp bao quy đầu. Đồng thời đây là phương pháp rất quan trọng, giúp bạn phòng ngừa các bệnh nam khoa và làm giảm tỷ lệ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

Thực tế có rất nhiều dân tộc thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ từ rất sớm khi mới sinh ra. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng: Cắt bao quy đầu nên được thực hiện đúng thời điểm và có những phương pháp phù hợp, để đảm bảo cho nam giới cắt bao quy đầu an toàn, không biến chứng, tính thẩm mỹ cao và không ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của bạn.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng: Khi trẻ được 4 – 5 tuổi, mà các mẹ vẫn thấy bao quy đầu của trẻ còn dính chặt lấy quy đầu, thì bạn nên thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà. Nếu muốn đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn, bạn có thể tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ thực hiện.

Nếu phương pháp nong bao quy đầu không mang lại hiệu quả, thì bạn nên đưa trẻ đi cắt bao quy đầu. Độ tuổi thích hợp nhất để bạn thực hiện cắt bao quy đầu cho bé trai là khoảng từ 7 – 8 tuổi.

Vì sao đây là độ tuổi thích hợp nhất để cắt bao quy đầu?

Các chuyên gia cho rằng, đây là giai đoạn trẻ có tự nhận thức được vấn đề vệ sinh dương vật dưới sự chỉ dẫn của bố mẹ, đồng thời trẻ cũng sẽ tự tránh xa những yếu tố gây ảnh hưởng đến dương vật của mình. Hơn nữa, đây là thời điểm mà dương vật của trẻ chưa bước vào giai đoạn phát triển toàn diện. Nên tiểu phẫu sẽ diễn ra dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng đến sinh lý bình thường sau này của trẻ.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé?
Một số trẻ được phát hiện muộn hơn, nên có thể cắt bao quy đầu sau.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trẻ nào cũng được cắt bao quy đầu vào thời điểm thích hợp nhất. Một số trẻ được phát hiện muộn hơn, nên có thể cắt bao quy đầu sau. Các chuyên gia cũng cho rằng, nam giới nên thực hiện cắt bao quy đầu trước khi bước vào tuổi dậy thì.

Đối với nam giới trưởng thành, việc không cắt bao quy đầu sẽ khiến cho nhiều nam giới dễ bị viêm nhiễm dương vật, viêm bao quy đầu, tăng tỷ lệ mắc các bệnh qua đường tình dục, xuất tinh sớm... Từ đó, sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh dục của nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, kể cả khi đã bước vào tuổi trưởng thành mà bạn chưa cắt bao quy đầu, thì bạn vẫn nên tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu.

Tuy nhiên, cắt bao quy đầu không phải do cha mẹ hay nam giới quyết định. Vì trên thực tế vẫn có những trường hợp bị hẹp bao quy đầu ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng biện pháp nong bao quy đầu hoặc các phương pháp khác để khắc phục tình trạng bao quy đầu của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nhà khoa học gốc Việt biến tim chuột thành tim người

Nhà khoa học gốc Việt biến tim chuột thành tim người

Trong hội thảo Khoa học Tim mạch cơ bản của Hiệp hội Tim mạch Mỹ tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ, các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã trình bày kỹ thuật biến tim chuột thành tim người.

Đăng ngày: 18/07/2017
Vì sao trẻ nhỏ cũng mắc bệnh tình dục sùi mào gà?

Vì sao trẻ nhỏ cũng mắc bệnh tình dục sùi mào gà?

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho biết, nhiều người vẫn nghĩ bệnh sùi mào gà chỉ lây qua đường tình dục và thường gặp ở những người trưởng thành quan hệ bừa bãi.

Đăng ngày: 18/07/2017
Bắt bệnh qua vị trí đau ở bụng

Bắt bệnh qua vị trí đau ở bụng

Đau bụng có thể bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn. Việc xác định vị trí đau có thể giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân.

Đăng ngày: 17/07/2017
Làm việc quá 55 tiếng một tuần sẽ làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim

Làm việc quá 55 tiếng một tuần sẽ làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim

Một nghiên cứu lớn đã cho thấy những người làm việc nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ cao bị loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến khả năng bị đột quỵ, suy tim, giảm trí nhớ.

Đăng ngày: 16/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News