Khi nào thì bệnh ung thư có yếu tố di truyền?
Chỉ một số ít bệnh ung thư liên quan đến gene di truyền từ cha mẹ sang con, song không giống các đặc tính di truyền khác như chiều cao, màu tóc, da.
Thời điểm bệnh ung thư có yếu tố di truyền
Giáo sư Nguyễn Bác Đức, nguyên giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, chỉ một số ít bệnh ung thư liên quan đến gene di truyền. Phần lớn người mắc ung thư không liên quan đến di truyền và không để lại bệnh cho các thế hệ sau. Hiểu một cách đầy đủ hơn thì ung thư là bệnh do tổn thương gene - vật liệu mang tính di truyền của tế bào gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gene,hơn 80% là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Những tổn thương gene này không di truyền.
Tăng cường vận động, ăn nhiều hoa quả và rau, tránh béo phì, bỏ thuốc lá... giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. (Ảnh: Utexas).
Theo giáo sư Đức, khoảng dưới 10% là tổn thương gene có sẵn trong cơ thể. Những tổn thương gene có thể di truyền nhưng không di truyền cho tất cả con của người có gene này. Chỉ khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các gene đó. Trong số những người con có gene sinh ung thư, cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc ung thư trong cuộc đời họ.
Một số ít loại ung thư có yếu tố gia đình như ung thư vú, ung thư đại tràng hay đường ruột, thận... Nếu một người có họ hàng ruột thịt gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh của họ có thể tăng lên. Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người có liên quan mạnh mẽ tới tuổi tác và các yếu tố nguy cơ từ thói quen sống, môi trường như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ tình dục không an toàn...
Bệnh ung thư hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ loại ung thư nào khác.
Bệnh ung thư xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em nhưng đa phần sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Hàng năm nước ta có khoảng 70.000 người chết vì ung thư, 200.000 ca mắc mới và con số này đang ngày một gia tăng. Trong số này 80% bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn.
Ung thư chủ yếu ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, vòm họng, trực tràng... Ung thư ở nữ giới chủ yếu vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, vòm họng... Bệnh có thể tấn công ở bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan nào của cơ thể, đa số biểu hiện dưới dạng các khối u ác tính. Ung thư thường là bệnh mãn tính, có quá trình phát triển lâu dài qua nhiều giai đoạn mà không có dấu hiệu báo trước khi chúng được phát hiện. Triệu chứng đau chỉ là dấu hiệu ở giai đoạn muộn của bệnh.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
