Khí nhà kính: Càng giàu càng phải giảm nhiều

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang đề xuất một phương thức chia sẻ trách nhiệm trong cắt giảm lượng khí nhà kính giữa các quốc gia một cách công bằng hơn. Đó là nước nào càng nhiều người giàu sẽ càng phải cắt giảm nhiều.

CNN cho biết phương pháp xác định mục tiêu giảm khí thải quốc gia theo số người có thu nhập cao dựa trên lập luận những người càng kiếm được nhiều tiền càng thải ra nhiều khí CO2 hơn. “Phương pháp này công bằng hơn” - CNN dẫn lời học giả Shoibal Chakravarty thuộc nhóm nghiên cứu Viện Môi trường Princeton (PEI).

Dựa trên các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nhóm nghiên cứu PEI xác định thu nhập và khí thải có mối quan hệ chặt chẽ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. “Một cá nhân có thu nhập tăng thêm 10% thì cũng thải thêm 10% khí CO2. Điều này đúng ở mọi nơi trên thế giới” - ông Chakravarty khẳng định. Theo các nhà nghiên cứu, có càng nhiều tiền thì người ta càng mua nhiều hàng hóa, mà việc sản xuất hàng hóa lại sản sinh ra khí CO2

Khói xe (Ảnh: Reuters)

Việc đặt ra các mục tiêu giảm khí thải một cách công bằng đã là điểm gây tranh cãi giữa các quốc gia trong rất nhiều năm qua. Các nước giàu từ chối cắt giảm mạnh khí thải nếu các nước đang phát triển không cam kết hành động tương tự. Còn các nước đang phát triển thì cho rằng các nước giàu phải chịu trách nhiệm chính bởi đã xả ra phần lớn lượng khí nhà kính trên thế giới.

Nhóm nghiên cứu PEI lập luận một nước nghèo ban đầu có thể sẽ không phải cắt giảm khí nhà kính do phải đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch để phát triển kinh tế. Nhưng khi trở nên giàu có hơn, quốc gia này sẽ phải thực hiện việc cắt giảm và khi đó cũng có đủ nguồn lực để thực hiện.

Từ khóa liên quan:

PEI

Khí nhà kính

Shoibal Chakravarty

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News