Khí thải gây ô nhiễm tăng cao kỷ lục

Trong năm 2013, lượng khí thải carbon dioxide trong khí quyển đã tăng ở mức cao nhất trong gần 30 năm qua, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

>>> Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới

Trong thông báo ra ngày 9/9, WMO cho biết sự gia tăng này - cao nhất kể từ năm 1984, là lý do chính khiến nồng độ khí nhà kính nói chung "leo" lên mốc kỷ lục mới.


Lượng khí thải CO
2 trong khí quyển vẫn ở mức cao, gây ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Trong ảnh: người dân đi trên một con đường đầy khói bụi ở Trung Quốc - (Ảnh: RTE News)

Theo ghi nhận của WMO, trong năm 2013, nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển cao hơn 142% so với giữa thế kỷ 18, trước khi diễn ra cách mạng công nghiệp. Nồng độ khí methane cũng tăng 153% và nitric oxide (NO) tăng 21%.

"Chúng ta phải đảo ngược xu hướng này bằng cách cắt giảm phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác trên diện rộng", Tổng thư ký WMO Michel Jarraud nói, AFP trích đăng. "Chúng ta đang không còn nhiều thời gian", ông thêm.

Theo WMO, việc đốt than và dầu cũng như hoạt động sản xuất xi măng tốn nhiều năng lượng đã đẩy lượng khí CO2 lên cao. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như hoạt động đốt chất thải nông nghiệp…

CO2 là một trong những khí thải chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mặc dù hầu hết khí CO2 bay vào khí quyển, một phần chúng cũng được giữ lại trong các đại dương, khiến cho nước bị axit hóa, gây tác động tiêu cực lên san hô, tảo và các sinh vật biển khác.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News