Khỉ tiền sử từng dùng bè để vượt Đại Tây Dương

Cách đây 35 triệu năm, một loài khỉ tiền sử đã vượt quãng đường gần 1.500km qua Đại Tây Dương để đi từ châu Phi đến Nam Mỹ, theo một hoá thạch mới được phát hiện ở Peru.

Theo CNN, các nhà khoa học cho rằng loại khỉ tiền sử Ucayalipithecus từng vượt quãng đường gần 1.500km qua Đại Tây Dương bằng một chiếc bè lớn từ các đám cây bị mắc vào nhau trong một trận bão.

"Đó là điều rất khó khăn, mặc dù kích thước nhỏ bé của loại này sẽ là một lợi thế lớn so với những loài động vật có vú to hơn, vì chúng cần ít thức ăn và và nước uống hơn", ông Erik Seiffert, giáo sư khoa học giải phẫu tích hợp lâm sàng tại Trường Y khoa Keck của Đại học Nam California (USC). Nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp vừa được đăng trên tạp chí khoa học Science.

Chỉ có 2 loại động vật có vú khác từng vượt biển thành công qua Đại Tây Dương, mặc dù việc chúng đến Nam Mỹ bằng cách nào vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Các nhà khoa học cho rằng 2 lục địa Nam Mỹ và châu Phi ở gần nhau hơn trong thời tiền sử so với bây giờ.

Một trong hai loại này được gọi là Khỉ Thế giới Mới (New World Monkey) bao gồm 5 nhánh khỉ mũi tẹt được phát hiện ở Trung Mỹ ngày nay. Loại còn lại là một loài gặm nhấm, tổ tiên của loài chuột lang nước.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hoá thạch của loài khỉ Ucayalipithecus tại khu vực bờ sông Yurua trong rừng Amazon của Peru. Tên đầy đủ của chúng là Ucayalipithecus perdita của chúng bắt nguồn từ Ucayali - khu vực mà răng của chúng được phát hiện trong rừng Amazon, và từ "pithikos" trong tiếng Hy Lạp nghĩa là khỉ, còn perdita là tiếng Latin, có nghĩa là "bị thất lạc".

Khỉ tiền sử từng dùng bè để vượt Đại Tây Dương
Các nhà khoa học khai quật mẫu hoá thạch của loại khỉ tiền sử trên bờ sông Yurua trong rừng Amazon. (Ảnh: Erik Seiffert).

Chúng khá nhỏ, chỉ nặng khoảng 350 gram - tương tự như một số loại khỉ đuôi sóc đang sống ở Nam Mỹ ngày nay.

Ông Seiffert cho biết hàm răng hoá thạch của loài khỉ này rất giống với một nhánh linh trưởng châu Phi đã tuyệt chủng có tên là Parapithecidae, từng sống ở nơi hiện nay là Ai Cập, Libya và Tanzania cách đây 23-56 triệu năm.

"Nếu như Ucayalipithecus giống như người họ hàng Parapithecidae của nó, thì chúng sẽ sống trên cây và di chuyển rất nhanh nhẹn", ông Seiffert nhận định.

Ông Seiffert ban đầu hoài nghi rằng động vật có thể đi bè qua một đại dương nhưng sau khi nhìn thấy hình ảnh về một đám cây và thực vật bị mắc kẹt lại với nhau, trôi qua kênh đào Panama sau một cơn bão thì ông đã bị thuyết phục bởi giả thiết này.

Ông cho biết một chiếc bè tự nhiên với kích thước lớn như vậy có thể giúp các cây thẳng đứng trên đó sinh trái, và qua đó cung cấp thức ăn cho loài khỉ Ucayalipithecus.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người đã vẽ lên bề mặt và bán trứng đà điểu từ hàng ngàn năm trước

Con người đã vẽ lên bề mặt và bán trứng đà điểu từ hàng ngàn năm trước

Bí ẩn 5.000 năm xung quanh việc một bộ sưu tập trứng đà điểu được trang trí đầy màu sắc cuối cùng có thể đã được tiết lộ.

Đăng ngày: 13/04/2020
5 loài động vật thời tiền sử chuyên săn lùng tổ tiên của chúng ta

5 loài động vật thời tiền sử chuyên săn lùng tổ tiên của chúng ta

Thời tiền sử, tổ tiên của chúng ta cũng có số phận tương tự như những loài đồng vật cỡ trung bình và nhỏ khác, đều là con mồi cho những kẻ săn mồi khát máu, nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tổ tiên của chúng ta bị những loài nào săn đuổi nhiều nhất?

Đăng ngày: 13/04/2020
Phát hiện hóa thạch hiếm của hải cẩu không tai

Phát hiện hóa thạch hiếm của hải cẩu không tai

Một chiếc răng hóa thạch khoảng 3 triệu năm tuổi của loài hải cẩu từng thống trị bờ biển phía nam Australia được tìm thấy ở bang Victoria.

Đăng ngày: 12/04/2020
Hóa thạch tiết lộ loài ếch cổ xưa nhất vùng Caribbe

Hóa thạch tiết lộ loài ếch cổ xưa nhất vùng Caribbe

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Biology Letters hôm 8/4 cho thấy loài ếch Coquí đã sinh sống trong các khu rừng Caribbe cách đây 29 triệu năm.

Đăng ngày: 11/04/2020
Phát hiện loài bò sát sống trước thời khủng long

Phát hiện loài bò sát sống trước thời khủng long

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch 250 triệu năm tuổi của một loài bò sát chưa từng được biết đến sống trong kỷ Tam Điệp.

Đăng ngày: 10/04/2020
Chủng người ăn thịt đồng loại cách đây gần triệu năm

Chủng người ăn thịt đồng loại cách đây gần triệu năm

Phân tích mới được công bố cho thấy "họ hàng xa" của loài người có thể là một chủng người ăn thịt đồng loại từ cách đây gần 1 triệu năm.

Đăng ngày: 09/04/2020
Phát hiện hang đá sa thạch 700 năm tuổi

Phát hiện hang đá sa thạch 700 năm tuổi

Hang đá cổ xưa nhiều khả năng từng là điện thờ hoặc nơi ở của tu sĩ, bên trong khắc các chữ viết và ký hiệu.

Đăng ngày: 09/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News