Khiến tôm hùm "phê cần" sẽ cắt cơn đau của nó khi bị luộc sống?

Tôm hùm nổi tiếng là phải được luộc chín lúc còn sống để giữ độ tươi ngon. Một chủ nhà hàng ở Maine, Hoa Kỳ muốn làm việc đó một cách nhân đạo hơn: Khiến tôm hùm "hưng phấn" trước khi nấu chúng. Đó là một ý tưởng hay, nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu.

Thổi khói cần sa vào nước chưa chắc có tác dụng

Luộc sống tôm hùm có vẻ đặc biệt vô nhân đạo, và đầu năm nay, Thụy Sĩ đã cấm thực hiện cách chế biến này. Tuy nhiên, câu hỏi liệu tôm hùm có thể cảm thấy đau hay không vẫn còn được tranh luận. "Chúng có thể cảm nhận được môi trường xung quanh", Bob Bayer, giám đốc điều hành của Viện Tôm hùm thuộc trường Đại học xứ Maine lại cho rằng "Chúng có lẽ không có khả năng điều tiết cảm nhận đau đớn", và những gì một con tôm hùm thực sự cảm nhận vẫn là một câu hỏi trường kỳ trong khoa học và trong các tổ chức bảo vệ quyền động vật.

Khiến tôm hùm phê cần sẽ cắt cơn đau của nó khi bị luộc sống?
Tôm hùm nổi tiếng là phải được luộc chín lúc còn sống để giữ độ tươi ngon.

Tuy nhiên, ngay cả khi tôm hùm cảm thấy đau, cần sa có thể không giúp được gì. Dawn Boothe, một giáo sư dược tại Đại học Thú y Auburn có một vài phỏng đoán rằng trong các trường hợp nhất định ở các loài động vật nhất định, cần sa có thể giúp giảm đau. Nhưng còn xa để ta khẳng định tôm hùm tiếp xúc với cần sa sẽ bớt đau, hoặc thậm chí xuất hiện sự hưng phấn.

Boothe chỉ ra hai vấn đề:

  • Đầu tiên, chúng ta không biết chắc tôm hùm có các cơ quan thụ cảm (thụ thể) cần thiết để tương tác với THC, hoạt chất trong cần sa ngăn chặn cơn đau. Một số động vật không xương sống có thụ thể tương tác với các hoạt chất của cần sa, một số thì không. Và không nhất thiết, các thụ thể tương tác được với hoạt chất trong cần sa sẽ chịu trách nhiệm ức chế cơn đau. Và một lần nữa ông nhắc lại rằng không rõ tôm hùm có các thụ thể này hay không.
  • Thứ hai, chủ nhà hàng đặc biệt này - Charlotte Gill - có lẽ đã không làm đúng cách. Gill nói rằng cô đặt con tôm hùm (được đặt tên là Roscoe) vào một cái hộp có nắp đậy với một ít nước, sau đó thổi khói cần sa vào nước.

Theo Boothe chỉ ra, việc truyền khói cần sa vào nước của tôm hùm không đảm bảo rằng cần sa được đưa vào các mô có chứa các thụ thể điều khiển cơn đau (nếu chúng tồn tại). Nói cách khác, ngay cả khi tôm hùm có các thụ thể cần thiết, thổi hơi cần sa qua nước sẽ không đưa cần sa vào cơ thể chúng được.

Khiến tôm hùm phê cần sẽ cắt cơn đau của nó khi bị luộc sống?
Chúng ta có thể đưa chúng vào nước lạnh có thể làm tê chúng trước khi chế biến.

Cho tôm hùm vào nước đá có thể là giải pháp

Điều trên không phải để nhận định việc chỉ có con người mới phê cần. Nhiều loài động vật còn phức tạp hơn tôm hùm, và các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu cách cần sa ảnh hưởng đến chúng - nói cách khác là họ sẽ thực hiện thử nghiệm nếu không bị chính phủ hạn chế việc áp dụng cần sa vào trong nghiên cứu. Ngay bây giờ, chúng ta còn không biết nhiều về việc liệu cần sa có hiệu quả với chó và mèo hay không, và chúng ta cũng không chắc chắn về tác dụng phụ của nó.

Đối với tôm hùm, có thể có một cách nhân đạo khác để giảm bớt cơn đau: đưa chúng vào nước lạnh có thể làm tê chúng trước khi chế biến. Hoặc đơn giản là chúng ta có thể ngừng ăn chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Loài rắn tinh vi, lén lút

Loài rắn tinh vi, lén lút "đi nhờ" máy bay quân sự để xâm chiếm lãnh thổ

Theo Giáo sư Bryan Fry tới từ Đại học Queensland, quá trình mở rộng lãnh thổ ở đảo Guam của loài rắn rào cây bắt đầu từ khi chúng vô tình được đưa vào hòn đảo ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II.

Đăng ngày: 28/09/2018
Mải vồ cừu, báo tuyết rơi từ vách đá cao 100 mét

Mải vồ cừu, báo tuyết rơi từ vách đá cao 100 mét

Nhiếp ảnh gia Vipul Ramanuj chia sẻ video ghi lại khoảnh khắc báo tuyết ngã lộn dọc vách đá phủ đầy tuyết trắng trên dãy Himalaya thuộc Ấn Độ.

Đăng ngày: 28/09/2018
Cặp cánh cụt đồng tính âm mưu

Cặp cánh cụt đồng tính âm mưu "bắt cóc" cánh cụt con về nuôi

Hai chú chim cánh cụt đực trong sở thú Odense Zoo tại Đan Mạch đã kết đôi với nhau như một cặp "vợ chồng" thực thụ. Tuy nhiên, chúng không thể có con để trở thành cha mẹ.

Đăng ngày: 27/09/2018
13.000

13.000 "hung thần" bầu trời xuất hiện ở Mỹ

Những ngày gần đây khu vực ở Michigna, Mỹ xuất hiện hàng chục nghìn chim săn mồi như diều hâu, kền kền, đại bàng khiến người dân lo sợ.

Đăng ngày: 27/09/2018
Ít ai ngờ chú lạc đà này lại là nguồn gốc của loại vải sợi quý hiếm nhất thế giới

Ít ai ngờ chú lạc đà này lại là nguồn gốc của loại vải sợi quý hiếm nhất thế giới

So với các loài lạc đà thông thường thì lạc đà Vicuña rất đáng yêu và duyên dáng. Đặc biệt, lông của nó có thể dệt thành vải như lông cừu.

Đăng ngày: 27/09/2018
Hổ Nepal đang hồi sinh, số lượng tăng gấp đôi chỉ trong chưa đầy 1 thập kỷ

Hổ Nepal đang hồi sinh, số lượng tăng gấp đôi chỉ trong chưa đầy 1 thập kỷ

Theo như một khảo sát mới đây thì số lượng hổ hoang dã tại Nepal hiện đang là 235 cá thể - nhiều hơn gần gấp đôi so với con số 121 được ghi nhận vào năm 2009.

Đăng ngày: 27/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News