Khiếp sợ quái chiêu tra tấn của bà hoàng khét tiếng lịch sử
Ranavalona I là bà hoàng Madagascar khét tiếng lịch sử thế giới bởi những hành động tàn bạo, đẫm máu gây ra cho dân chúng. Không những vậy, nữ hoàng Ranavalona I còn khiến người đời khiếp sợ bởi những kiểu tra tấn hãi hùng và hình phạt tàn khốc.
Bà hoàng "khát máu" Ranavalona I trị vì quốc đảo Madagascar trong hơn 3 thập kỷ (từ năm 1828 - 1861). Trong suốt thời gian trị vì, bà được biết đến là nhà lãnh đạo độc đoán và tàn bạo.
Bất cứ người nào bị nghi ngờ có ý định tạo phản đều bị Nữ hoàng Ranavalona I xử tội chết.
Cụ thể, Nữ hoàng Ranavalona I thể hiện sự độc đoán của mình ngay từ khi lên ngôi khi ra lệnh bắt giữ và xử tử bất cứ mối đe dọa tiềm ẩn nào đối với ngai vàng. Theo đó, bất cứ người nào bị nghi ngờ có ý định tạo phản bao gồm cả vương tôn quý tộc đều bị Nữ hoàng Ranavalona I xử tội chết.
Nữ hoàng Ranavalona I tuyên bố không thờ phụng bất cứ vị thần nào ngoài tổ tiên và không khoan nhượng với bất cứ thế lực nào.
Ranavalona I được biết đến như một bạo chúa khi bắt những người nông dân cầm vũ khí khi phát động nhiều cuộc chiến đẫm máu. Nữ hoàng Ranavalona I còn bắt nhiều người dân xây dựng công trình công cộng và làm việc không công.
Để thần dân quốc đảo Madagascar phục tùng mọi mệnh lệnh, Nữ hoàng hung bạo Ranavalona I còn áp dụng những hình phạt hà khắc để trừng trị những kẻ phạm tội và răn đe người thân của họ. Trong số này có việc Nữ hoàng Ranavalona I sử dụng các kiểu tra tấn hãi hùng như treo ngược phạm nhân nhiều ngày trên những vách đá dựng đứng.
Người thân và họ hàng sẽ phải đứng xem cảnh phạm nhân rơi từ trên vách đá xuống và tử vong. Chặt đầu, chôn sống, cho uống thuốc độc, bắt lao động cưỡng bức... là những kiểu tra tấn, hành hình khủng khiếp được tiến hành dưới thời Nữ hoàng Ranavalona I.
Bà hoàng Madagascar Ranavalona I là một nhà lãnh đạo tàn ác nổi tiếng lịch sử.
Tội ác của bà hoàng Ranavalona I còn khiến người đời khiếp sợ khi tổ chức một cuộc săn trâu khét tiếng vào năm 1845. Theo ước tính có khoảng 50.000 người đã đi theo hầu hạ Ranavalona I trong chuyến đi săn đẫm máu đó. Nguyên do là vì đoàn người của Ranavalona I mang theo rất ít lương thực và những người hầu, nô lệ vừa đi vừa phải xây đường. Nhiều người chết vì đói và kiệt sức.
Một số tài liệu cho rằng, khoảng 10.000 người chết trong chuyến đi săn kéo dài 4 tháng của Nữ hoàng Ranavalona I mà không có con trâu nào bị giết.
Bất cứ người nào chống đối đều bị Nữ hoàng Ranavalona I trừng phạt bởi những hình phạt khắc nghiệt, thậm chí là bị giết chết. Một trong những hành động ghê rợn mà bạo chúa Ranavalona I ưa thích là việc tra tấn tù nhân để thử thách lòng trung thành.
Cụ thể, phạm nhân sẽ phải ăn 3 miếng da gà trước khi ăn một loạt hạt độc khiến họ nôn mửa nhưng không chết. Nếu người nào nôn ra đủ 3 miếng da gà đã ăn trước đó thì điều đó chứng tỏ họ một mực trung thành với bà hoàng Ranavalona I. Ngược lại, người nào không vượt qua thử thách trên sẽ bị nữ bạo chúa cho người nhốt vào trong phòng giam và bị bỏ đói đến chết.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 50% dân số Madagascar (khoảng 2,5 triệu người) thiệt mạng trong thời gian Nữ hoàng Ranavalona I trị vì. Vì vậy, Nữ hoàng Ranavalona I trở thành một trong những nhà cai trị tàn ác nhất lịch sự bị dân chúng thời đó căm hận.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?
Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công
Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?
Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?
