Kho tàng xương khủng long mắc kẹt ở sa mạc Sahara vì dịch Covid-19

Nằm sâu dưới những lớp cát ở miền Trung Nam sa mạc Sahara là khoảng 20 tấn hóa thạch xương khủng long đang đối mặt nhiều nguy cơ tiềm tàng trước khi được khai quật.


Di chỉ của ít nhất 13 loài khủng long cổ dài có niên đại khoảng 200 triệu năm được phát hiện tại miền Trung Nam sa mạc Sahara, thuộc địa phận nước Niger ở Tây Phi. Đây là một trong những kho tàng hóa thạch lớn nhất châu Phi. Tuy nhiên, việc khai quật hiện bị đình trệ vì Niger đang trải qua làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của các tổ chức Hồi giáo vũ trang đang đặt Niger vào tình trạng bất ổn về mặt chính trị - xã hội.


Quá trình khai quật bị chững lại vô tình đặt nhiều thách thức cho chính phủ Niger và nhóm khảo cổ. Vì thiếu sự giám sát chặt chẽ, khu vực khai quật này hiện đối mặt với nạn trộm cắp di chỉ hóa thạch, dẫn đến sự sụp đổ cấu trúc bề mặt của sa mạc Sahara.


Quần thể hóa thạch này lần đầu được phát hiện vào đầu thập niên 1960, thông qua chương trình khảo sát năng lượng nguyên tử của chính phủ Pháp ở vùng hoang dã Ténéré. Từ đó đến nay, nhiều di chỉ hóa thạch trong quần thể này đã bị đánh cắp và bán lại cho các nhà sưu tập ở Mỹ, Pháp và Italy.


Paul Sereno, thành viên chính của nhóm khảo cổ, tiến hành quét bỏ lớp cát phủ trên mảnh hộp sọ của một di chỉ khoảng 8.000 năm tuổi.


Nhóm của ông Sereno thu thập mảnh vỡ từ hóa thạch của một con khủng long.


Niger là quốc gia "trù phú" về số lượng và sự đa dạng của các hóa thạch khủng long cổ đại. Quốc gia Tây Phi được xem như thiên đường đối với các nhà khảo cổ học vì các kho tàng hóa thạch khủng long khổng lồ phân bố ở nhiều nơi trên khắp đất nước.


Chính phủ Niger đã đánh dấu kho tàng di chỉ hóa thạch ở sa mạc Sahara và gọi đây là dự án NigerHeritage. Lực lượng bảo vệ cũng đã được điều động song hiện nạn trộm cắp di chỉ hóa thạch vẫn chưa được khống chế hoàn toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 28/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 16/06/2025
Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Đăng ngày: 11/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News