Khoa học chứng minh: Âm nhạc thực sự giúp não bộ thai nhi phát triển
Ít nhất thì điều đó cũng đúng trong trường hợp của các loài chim.
Ý tưởng cho cho bà mẹ mang thai nghe nhạc nhằm kích thích sự phát triển cho đứa con trong bụng từ lâu đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy phương pháp này có tác dụng thì thực sự chưa rõ ràng.
Nhưng ở loài chim thì khác. Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên NeuroReport cho biết, các loài chim có thể ghi nhận được âm thanh phát ra từ ba mẹ của chúng khi vẫn còn trong trứng. Và điều quan trọng nhất là nhờ những âm thanh ấy, não bộ của chúng cũng phát triển hơn.
Chim manh manh.
"Đa số các chuyên gia đều cho rằng chim non trong trứng có thể đã không nhận biết được tiếng nhạc hay giọng hót của chính ba mẹ chúng" - theo giáo sư Mark Hauber từ ĐH Illinois.
Để chứng minh điều ngược lại, Hauber cùng các cộng sự đã thu thập loạt trứng của loài chim manh manh (zebra finch) từ lúc con cái vừa đẻ xong. Sau đó, họ sẽ chia trứng thành 2 nhóm để ấp. Nhóm 1 được ấp gần một cái hộp phát nhạc, trong khi nhóm 2 thì trong môi trường im lặng.
Việc theo dõi não bộ sẽ thông qua hệ thống gene ZENK – được tính toán qua các sự kết tụ phóng xạ đặc biệt ở các gene đặc trưng.
Sự ghi nhận âm thanh của loài chim này còn rõ rệt hơn cả khi chúng được nghe tiếng hót của chính đồng loại của mình.
Và qua so sánh giữa các vùng não liên quan đến quá trình tiếp nhận thị giác, đội ngũ nghiên cứu có thể xác định được vùng gene ZENK tác động đến cũng sẽ liên quan đến âm thanh. Hay nói cách khác, những chú chim non này không chỉ có thể nghe và phản hồi về "bài hát" nghe được trong trứng, mà còn mang lại sự phát triển về não bộ cho chúng.
Ngoài ra, sự ghi nhận âm thanh của loài chim này còn rõ rệt hơn cả khi chúng được nghe tiếng hót của chính đồng loại của mình, so với tiếng của các loài chim khác (chẳng hạn như hồng tước).
Theo Hauber đánh giá, có thể đây sẽ là bước đầu cho những nghiên cứu tiếp theo đối với con người.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...
