Khoa học chứng minh: Ở bẩn quá cũng gây béo phì
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, chỉ 1 vài vết bẩn trong nhà cũng có thể tích tụ chất béo trung tính kích hoạt tế bào mỡ, gây bệnh béo phì.
Để nhà cửa bừa bãi, bụi bẩn - ngoài việc bạn dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, dị ứng... thì tin được không, thói quen này còn khiến vòng eo của bạn phình to bất thường đấy!
Những tưởng chẳng liên quan nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Duke (Mỹ) chỉ ra, chỉ 1 vài vết bẩn trong nhà cũng có thể tích tụ chất béo trung tính kích hoạt tế bào mỡ, chất béo trong cơ thể sinh sôi.
Chỉ cần lượng bụi khoảng 3 microgram thôi cũng đủ để ảnh hưởng đến cân nặng.
Cụ thể, trong bụi có chứa các hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDCs). Đây là những hợp chất tổng hợp hoặc tự nhiên có khả năng can thiệp hay bắt chước hormone của 1 người.
Hóa chất gây rối loạn nội tiết EDCs này thường xuất hiện "mạnh" trong chất chống cháy, phthalates, paraben, phenolics, thuốc trừ sâu pyraclostrobin, chất làm dẻo DBP... Việc càng tiếp xúc với chất này, bạn càng có nguy cơ bị béo về sau.
Tác giả chính của nghiên cứu - Christopher Kassotis thuộc Đại học Duke đã chia sẻ: "Việc sử dụng nhiều hóa chất hay để nhà cửa bừa bộn, nhiều bụi bặm... sẽ càng khiến cho EDCs có xu hướng phổ biến hơn. Điều chúng tôi biết là rất nhiều vật dụng trong nhà như phía mặt sau đồ nội thất, thiết bị điện tử... thực chất là 1 kho bụi".
Nhiều vật dụng trong nhà như phía mặt sau đồ nội thất, thiết bị điện tử... thực chất là 1 kho bụi.
Để đưa ra kết luận này, giới chuyên gia đã thu thập mẫu bụi trong 11 ngôi nhà ở Bắc Carolina. Những chiết xuất từ bụi được đặt cùng mô hình tế bào mỡ của chuột.
Trong 11 mẫu, có 7 mẫu đã kích hoạt chất béo trung tính thành tế bào chất béo trưởng thành. Một khi quá trình này xảy ra, ta không thể thu hồi lại được ngay cả khi chủ thể đó có giảm cân.
Heather Stapleton và các nhà nghiên cứu khác tin rằng, EDCs có thể tương tác với tế bào gốc bào thai và các mô khác khi đang phát triển, khiến chúng "lớn lên" theo một cách khác với những gì thường xảy ra.
Bạn nên làm sạch nhà cửa thường xuyên để làm giảm sự phơi nhiễm EDCs.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra trong 44 chất ô nhiễm thường gặp trong nhà được thử nghiệm thì đồ dùng có chứa hóa chất chống cháy, chất làm mềm dẻo có ảnh hưởng tạo mỡ nhanh nhất.
Vì thế, chuyên gia khuyến cáo bạn nên làm sạch nhà cửa thường xuyên để làm giảm sự phơi nhiễm EDCs. Ngoài ra, Stapleton nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng khuyên bạn nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, để giảm bớt sự tiếp xúc với các hóa chất này".
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
