Khoa học đã tìm ra lý do bất ngờ đằng sau việc nghiện ăn pizza
Nghiên cứu mới có thể tác động lớn đến nghiên cứu về nghiện, béo phì và rối loạn ăn uống. Quan trọng hơn, nó lý giải vì sao "pizza xịn" lại gây nghiện như thế.
Theo bài viết có tiêu đề "Giải phóng opioid nội sinh ở người" được đăng trên Tạp chí Thần kinh học (The Journal of Neuroscience), việc ăn uống tạo ra sự giải phóng opioid đáng kể trong não bộ. Đó không phải phát hiện gì đột phá nhưng nghiên cứu trở nên thú vị hơn với sự góp mặt của... pizza.
Việc ăn uống tạo ra sự giải phóng opioid đáng kể trong não bộ.
Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được tiêm một hợp chất phóng xạ, có thể gắn vào các thụ thể opioid trong não của họ. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể đo được mức độ opioid gây khoái cảm qua máy chụp cắt lớp phát xạ (PET). Độ phóng xạ được đo trong 3 giai đoạn khác nhau: Sau một đêm ngủ dậy, sau khi ăn một bữa có hàm lượng calo cao nhưng vô vị và cuối cùng là sau khi ăn pizza.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại "pizza ngon" có thể giải phóng một lượng lớn opioid trong não. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng dữ liệu PET, họ khẳng định "ăn một chiếc pizza ngon khiến con người cảm thấy dễ chịu". Tuy nhiên, cảm giác này lại không xuất hiện mạnh mẽ như khi tiêu thụ một bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Điều làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên chính là, đồ ăn "healthy" khiến opioid được giải phóng nhiều hơn khi ăn pizza. Như vậy, dù đồ ăn ngon đến mấy, việc có cảm thấy sung sướng, dễ chịu sau khi ăn hay không mang tính chủ quan.
Chính phát hiện này sẽ gây tác động lớn đến việc nghiên cứu các chứng rối loạn ăn uống.
Sự thật, đồ ăn "healthy" khiến opioid được giải phóng nhiều hơn khi ăn pizza.
"Việc giải phóng opioid điều chỉnh việc thèm ăn. Trước đây, chúng ta đã phát hiện ra rối loạn chức năng giải phóng opioid chính là dấu hiệu gây bệnh béo phì". Đồng tác giả nghiên cứu, Lauri Nummenmaa nói thêm.
Yếu tố chủ quan ở đây chính là, truyền thông (thậm chí là truyền miệng) khiến ta mặc định cho rằng, pizza là món ngon tuyệt vời. Khi được ăn pizza, ta được thỏa mãn cảm giác đó khiến opioid được giải phóng nhưng sự thật, đồ ăn vì sức khỏe (nhưng kém ngon) giúp giải phóng nhiều opioid hơn nhưng... cái gì ngon miệng hơn thì ăn thôi.
Đây là một trong những lý do sắt đá, khuyên ta nên ăn uống lành mạnh!

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

16 điều thú vị về Vatican
Du khách đến Italy không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome họ nhất định ghé thăm Vatican - đất nước bé nhỏ và hiền hòa bậc nhất hành tinh.

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?
Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.
