Khoa học lý giải cách loài chuột "cưa gái": Hát!

Không ngờ những tiếng kêu chát tai, cao vút lại chính là "vũ khí" lợi hại giúp loài chuột tìm được bạn tình một cách dễ dàng.

Mỗi loài vật đều có một cách thu hút bạn tình của riêng mình. Như chim công, các con đực sở hữu một bộ lông đuôi đẹp rực rỡ, các loài côn trùng là pheromone, hoặc các tín hiệu như phát sáng (ở đom đóm).

Riêng loài chuột thì mới đây khoa học mới xác nhận được cách chuột đực "cưa gái" là như thế nào. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers of Behavioral Neuroscience, chuột không đi kiếm bạn gái bằng mùi, cũng không phải bằng hiện vật. Chúng hát, với những giai điệu giống như chim hót.

Khoa học lý giải cách loài chuột cưa gái: Hát!
Khi chuột đực bắt gặp đối tượng bạn tình ưng ý, nó sẽ phát ra một loạt tiếng kêu chút chít phức tạp.

Trong đời sống sinh sản của loài, khi chuột đực bắt gặp đối tượng bạn tình ưng ý, nó sẽ phát ra một loạt tiếng kêu líu lo, chút chít phức tạp, nghe rất giống tiếng chim hót.

Tiếng kêu của loài chuột phát ra có tần số âm thanh cao hơn con người nhiều lần. Tuy không có dải tần số âm thanh rộng như loài chim, nhưng các nhà khoa học thấy rằng, cấu trúc chuỗi âm thanh của loài chuột có nhiều điểm tương đồng.

Tác giả nghiên cứu, Erich Jarvis, giáo sư khoa học thần kinh từ ĐH Duke (Carolina, Mỹ) cho biết: "Hoạt động giao tiếp bằng âm thanh của động vật thật sự còn nhiều điều mới mẻ mà khoa học chưa khám phá kịp".

"Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng, những tiếng kêu rít của loài chuột đều truyền đi các tín hiệu thông tin giao tiếp. Những âm thanh này không đơn thuần được phát ra ngẫu nhiên. Thay vào đó, loài chuột sử dụng hàng loạt cách thức để thể hiện những cung bậc âm thanh khác nhau".

Vậy một câu hỏi đặt ra cho giới khoa học là: Liệu loài chuột chỉ sử dụng đúng một bài hát để gọi mời bạn tình? Hay tùy thuộc vào con cái mà chúng sẽ thay đổi bài hát.

Thực chất thì giới khoa học đã phải rất đau đầu khi tìm lời giải thích cho vấn đề này. Nhóm tác giả đã tiến hành tạo ra những tình huống giao tiếp khác nhau để theo dõi phản ứng của chuột đực. Vì tần số âm thanh của loài chuột khá cao hơn 50Hz nên các nhà khoa học buộc phải ghi âm lại những tiếng kêu của chúng để phân tích dữ liệu.

Kết quả quan sát khá ấn tượng! Khi ngửi thấy được mùi nước tiểu của bạn tình, những anh chàng chuột đực đột nhiên phát ra âm thanh ríu rít phức tạp. Như thể, chúng đang gọi mời bạn tình đến với mình. Còn đến lúc con cái xuất hiện trước mặt, chuột đực đã thể hiển một bài hát với giai điệu đơn giản hơn hẳn.

Khoa học lý giải cách loài chuột cưa gái: Hát!
Đến lúc con cái xuất hiện trước mặt, chuột đực đã thể hiển một bài hát với giai điệu đơn giản hơn hẳn.

"Sau khi bạn tình xuất hiện, chuột đực thường có xu hướng chuyển sang một bài hát đơn giản hơn. Điều này giúp con đực tiết kiệm năng lượng để theo đuổi và tán tỉnh đối phương nhiều hơn" - giáo sư Erich Jarvis chia sẻ.

Vấn đề tiếp theo đặt ra là: Đâu là bài hát mà con cái yêu thích?

Để tìm ra câu trả lời, nhóm nghiên cứu một lần nữa tiến hành ghi âm các bài hát của hàng loạt chuột đực khác nhau. Và sau đó, đem các bản ghi âm cho chuột cái nghe.

Kết quả khá bất ngờ! Những bài hát càng phức tạp bao nhiêu lại càng thu hút được con cái bấy nhiêu.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu của giáo sư Jarvis còn chia sẻ bài hát "Love Songs" mà họ ghi lại được lên MouseTube, diễn dàn lưu trữ dữ liệu âm thanh loài chuột. "Chúng tôi hy vọng các nhà khoa học khác cũng sẽ tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao tiếp âm thanh của loài chuột" - nhà nghiên cứu Jonathan Chabout, đồng tác giả cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Quái vật" rắn độc dị biệt nhất hành tinh: Chuyên cắn người đang ngủ say, nọc làm tan máu

Rắn Mulga là loài rắn độc sở hữu những đặc điểm đáng sợ nhất trong tự nhiên ở nước Úc.

Đăng ngày: 10/03/2019
Người Pháp đã xây thứ này để bảo vệ động vật hoang dã và thành công ngoài mong đợi

Người Pháp đã xây thứ này để bảo vệ động vật hoang dã và thành công ngoài mong đợi

Hiện tại, ý tưởng này đã được nhân rộng tại nhiều nơi trên thế giới, và đạt hiệu quả cực cao khi bảo vệ động vật.

Đăng ngày: 09/03/2019
Phát hiện hàng chục con bò tót ở rừng Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện hàng chục con bò tót ở rừng Phong Nha - Kẻ Bàng

Thông qua đặt bẫy ảnh, nhóm nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 13-17 cá thể bò tót sinh sống ở các vùng sinh cảnh trong địa phận Vườn.

Đăng ngày: 09/03/2019
Hải cẩu và cá voi trắng ở Bắc Cực thay đổi tập tính săn mồi

Hải cẩu và cá voi trắng ở Bắc Cực thay đổi tập tính săn mồi

Do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, hai loài động vật sinh trưởng tại Bắc Cực là hải cẩu và cá voi trắng buộc phải thích nghi với môi trường sống biến đổi, từ đó dẫn đến sự thay đổi về tập tính săn mồi.

Đăng ngày: 08/03/2019

"Con voi buồn nhất thế giới" qua đời sau 43 năm bị biệt giam

Sau 43 năm bị nhốt và biệt giam tại vườn thú thành phố Cordoba, miền nam Tây Ban Nha, con voi cái "buồn nhất thế giới" với tên gọi Flavia đã qua đời hôm 1/3 nhờ phương pháp trợ tử.

Đăng ngày: 08/03/2019
Mỹ: Bắt được cá sấu siêu

Mỹ: Bắt được cá sấu siêu "khủng", to đến mức không ai tin là thật

Ảnh chụp một con cá sấu khổng lồ đang trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội ở Mỹ và nhiều người không tin nó là thật, The Sun đưa tin.

Đăng ngày: 06/03/2019
Phát hiện loài nghi Sao la ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài nghi Sao la ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Hình ảnh con Sao la được bẫy ảnh ghi lại ở khu tiếp giáp vùng đệm và vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đăng ngày: 05/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News