Khoa học nói: Ngửi mùi "xì hơi" đánh bật nguy cơ bệnh ung thư, đột quỵ

Đây là kết luận được đưa ra bởi các nhà khoa học Anh - theo đó, khí thối trong những quả bom "xì hơi" có tác dụng không ngờ trong việc ngăn chặn ung thư, đột quỵ.

"Xì hơi" là cái mùi khiến không chỉ khổ chủ e ngại mất tự tin mà còn làm người xung quanh cảm thấy không được thoải mái cho lắm.

Ấy thế nhưng bất ngờ không khi chính cái mùi "khó ngửi" này lại được giới khoa học nhận định là có thể ngăn chặn ung thư, đột quỵ, đau tim và mất trí nhớ nữa cơ đấy!

Thật vậy, kết luận này được đưa ra bởi giới nghiên cứu thuộc ĐH Exeter (Anh).


H2S có nồng độ cao thì rất độc nhưng ở nồng độ thấp hơn thì lại có tác dụng bảo vệ tế bào ty thể.

Theo đó, chất Hydrogen sulfide (H2S) - loại khí nặng mùi được tạo ra bởi hàng triệu triệu vi khuẩn khi tiêu hóa thức ăn ở đường ruột - lại có tác dụng chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, H2S có nồng độ cao thì rất độc nhưng ở nồng độ thấp hơn thì lại có tác dụng bảo vệ tế bào ty thể.

Cụ thể, khi bị bệnh, các tế bào trong cơ thể sẽ phải chịu 1 sức ép khá lớn.Và để chống lại bệnh tật, các tế bào phải co kéo enzym để sản sinh ra lượng nhỏ khí H2S nhằm bảo vệ ty thể, kích thích sản xuất năng lượng trong tế bào mạch máu và kiềm chế sự viêm nhiễm.

Nếu không có "khí thối" H2S, các tế bào có thể bị viêm nhiễm hoặc chết dần chết mòn.

Giáo sư Matt Whiteman từ ĐH Exeter chia sẻ: "Chúng tôi đã nghiên cứu tạo ra hợp chất có tên AP39 - có tác dụng giải phóng dần 1 lượng khí H2S nhỏ dành riêng cho ty thể. Kết quả là, điều trị bằng AP39 - ty thể được bảo vệ và tế bào hoạt động vẫn tốt".


Mặc dù có mùi hôi khó ngửi nhưng ta không thể phủ nhận được khả năng tuyệt vời của chúng trong việc chăm sóc sức khỏe.

Được biết, trước khi thử nghiệm trên người, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tính hiệu quả của AP39 trên mô hình bệnh. Kết quả ban đầu cho thấy, 80% ty thể có thể chống chọi lại sự phá hủy từ các bệnh tim mạch, suy tim, tiểu đường, lão hóa và ung thư.

Theo các chuyên gia nhận định, mặc dù có mùi hôi khó ngửi nhưng ta không thể phủ nhận được khả năng tuyệt vời của chúng trong việc chăm sóc sức khỏe.

Phát hiện này mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh nhân trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News