Tại sao khi "xì hơi" lại có mùi thối?
Trung tiện - hay nói theo cách mà dân gian vẫn thường nói là "đánh rắm" thực chất là một hoạt động sinh lý tự nhiên của con người để đẩy những khí dư thừa trong cơ quan tiêu hóa ra bên ngoài nhằm giải thoát cho cơ thể khỏi một số chứng bệnh liên quan. Tuy nhiên, hành động này thường gây ra sự bất tiện và phản cảm trong nhiều trường hợp không đáng có.
Nguyên nhân "bốc mùi' khi con người "xì hơi"
Chất khí này về cơ bản có thành phần giống như hai loại khí mà chúng ta vẫn thường hít vào hàng ngày là N và O2. Chất khí này cũng bao gồm các loại khí thoát ra từ thức ăn sau quá trình tiêu hóa, hấp thu từ dạ dày và ruột non. Chúng là các khí như H2, CO2, CH4 (Mêtan).
Đặc biệt, ruột già là nơi sẽ là nơi sản sinh ra khí H2S hay còn gọi là mùi trứng thối và khí amoniac pha trộn cùng luồng chất khí sau đó sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Thành phần của chất khí được đo cụ thể bao gồm: N2: 20-90%, H2,: 0-50%, CO: 10-30%, CH4: 0-10%.
Kẹo có nhiều chất làm ngọt nhân tạo là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng "xì hơi" nhiều hơn.
Khi cơ thể con người này càng tích tụ nhiều chất khí này, lẽ dĩ nhiên giống như một cơ chế đào thải, cơ thể sẽ có hai đường để đẩy chất khí ra ngoài. Thứ nhất là qua đường miệng bằng hành động ợ hơi thường thấy sau khi ăn, đặc biệt là có sử dụng thêm các sản phẩm nước ngọt có ga. Thứ hai như đã nói là qua đường hậu môn dưới hình thức trung tiện.
Khi chất khí này được đẩy đến đại tràng, nó sẽ được các vi khuẩn tại đây phân hủy và sản sinh ra khí thải. Những chất khí này một khi được tích tụ quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc mãn tính, tức bụng, tức ngực, đau đầu hay khó tiêu hóa do bị hấp thụ trở lại niêm mạc ruột. Do đó, bằng cơ chế phản vệ, cơ thể đã tạo ra tín hiệu cho mỗi người biết lúc nào nên "trung tiện" để kịp thời có hướng xử lý.
Mặc dù, hoạt động sinh lý này của con người là không thể tránh khỏi nhưng khoa học đã tìm ra được một số cách giúp chúng ta có thể ngăn chặn chúng ở mức tối đa. Chất khí này sẽ được tạo ra nhiều nhất nếu như con người hấp thụ các loại chất là:
- Fructose: chất này có nhiều trong một số loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, hành.
- Lactose: chất này thường có nhiều trong sữa, kem, ngũ cốc và một số loại bánh mỳ.
- Rafinose: loại chất này thường có trong đậu, súp lơ, bắp cải và trên một số loại rau củ.
- Sorbitol: đây là một loại đường khó tiêu và thường được sử dụng làm chất ngọt nhân tạo có trong nhiều thức ăn của con người như kẹo, kẹo cao su, nước ngọt có ga, nước tăng lực,...
Theo một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, chất khí H2S trong khí thải của con người có thể bảo vệ các tế bào khỏi nhiều chứng bệnh nguy hiểm như ung thư, mất trí nhớ hay bệnh tim mạch.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, họ đang tiến hành tìm hiểu về một cách có thể tạo ra một hợp chất giúp sản sinh ra được một lượng khí thải nhất định cho cơ thể con người, nhằm giúp hạn chế những trường hợp đáng tiếc cũng như bảo vệ cho sức khỏe con người

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.
