Vì đâu con người “xì hơi”?
Đánh rắm hay “xì hơi” như cách gọi nôm na trong dân gian là hoạt động sinh lí bình thường của con người. Tuy nhiên trong một vài trường hợp "xì hơi" lại gây bất tiện cho “khổ chủ” và khiến những người xung quanh khó chịu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những lý giải giúp chúng ta hiểu rõ về căn nguyên cũng như những lầm tưởng về hiện tượng này.
Trong y học, tên gọi chính thức cho hiện tượng đánh rắm hay “xì hơi” là trung tiện. Theo các chuyên gia, đây là phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn và hành động này thường kèm theo tiếng động. Trung tiện còn có thể là một dấu hiệu dự báo đại tiện hoặc cho biết ruột của người bệnh sau khi qua phẫu thuật đã thông.
Dù là hoạt động sinh lý cơ bản của con người nhưng trung tiện khiến người thực hiện đôi khi cảm thấy bất tiện và người xung quanh khó chịu, đặc biệt vì thứ mùi không dễ chịu thường đi kèm với nó. Trong thực tế, một người “xì hơi” tới 1,9 lít khí mỗi ngày vẫn được coi là bình thường.
Khi chúng ta nhai nuốt thức ăn, không khí đi vào trong cơ thể cùng với chúng. Bạn cần nhớ rằng, ngoài việc ợ hơi, không khí sẽ phải rời khỏi cơ thể chúng ta theo cách này hoặc cách khác.
Tuy nhiên, nguồn “khí thải” cho quá trình đánh rắm lại bắt nguồn từ đám đông vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột phía dưới - đây là lí do tại sao phải mấy vài giờ sau bữa ăn, khí mới bắt đầu “xì” ra ngoài. Cơ chế diễn ra như sau: Trong quá trình biến bữa ăn của chúng ta thành các chất dinh dưỡng có ích, thức ăn không tiêu hóa hết ở dạ dày sẽ đi xuống ruột và những vi sinh vật đóng đô ở đây sẽ phân hủy chúng, tạo ra sản phẩm phụ bốc mùi là khí hydro sulfua, có mùi tương tự như tỏa ra từ các quả trứng thối.
Bản thân việc đánh rắm không phải là bệnh. Thế nhưng, người hay bị táo bón thường là người có dạ dày và ruột yếu, chức năng tiêu hóa kém, thức ăn bị lên men không bình thường, và các chất khí phát sinh ngấm xuyên qua phân trở nên ẩm ướt nên dễ “xì hơi”. Do đó, quan điểm cho rằng “Người đánh rắm to tiếng là người khỏe mạnh” là đúng đắn.
Mặc dù phản ứng sản sinh khí từ việc vi khuẩn phân hủy thức ăn ở mỗi người là khác nhau nhưng chất liệu tạo khí nhiều nhất là các loại đường, đặc biệt là 4 loại sau:
Fructose - một thành phần tự nhiên trong thực vật như hành, ngô, lúa mì và thậm chí cả quả lê. Nó thường được cô đọng thành một loại sirô dùng để sản xuất nước ngọt hoặc nước hoa quả.
Lactose - thành phần tự nhiên có vị ngọt trong sữa và cũng thường được cho thêm vào thực phẩm như bánh mỳ hoặc món ăn chế biến từ ngũ cốc. Một số người sinh ra với hàm lượng lactase - enzym phân hủy lactose - thấp, khiến họ dễ bị “xì hơi”.
Raffinose - thành phần tạo khí bí mật trong đậu, súp lơ (cả xanh và trắng), bắp cải, măng tây và một số loại rau củ khác.
Sorbitol - loại đường khó tiêu hóa đường tìm thấy trong tất cả các loại quả và thường được sử dụng như yếu tố tạo ngọt nhân tạo trong thực phẩm “ăn kiêng” và không đường. Chính vì vậy, kẹo, kẹo gôm, sôđa không đường và bất kỳ thứ gì khác đánh lừa cảm giác ngọt có thể nguồn cung cấp khí dồi dào.
Các yếu tố khác dẫn đến việc đánh rắm là chất xơ và tinh bột, vốn phổ biến trong những loại thực phẩm như ngô, khoai tây và lúa mì. Mặc dù chất béo và protein không gây ra khí nhưng chúng có thể làm cho thời gian tiêu hóa một bữa kéo dài hơn và cung cấp thêm thời gian cho vi khuẩn sản sinh khí từ các yếu tố khác. Chỉ có một loại thực phẩm duy nhất không gây khí là gạo.
Để tránh tình trạng đầy hơi và hậu quả là việc đánh rắm, bạn cần thử tìm ra loại thực phẩm nào gây kích thích các vi khuẩn trong ruột của mình và cắt giảm việc tiêu dùng chúng. Một giải pháp thông dụng khác là sử dụng các sản phẩm chống gây khí như alpha-galactosidase (Beano) hay enzym lactase (Lactaid) với những thực phẩm “dễ gây vấn đề”.
Tuy nhiên, việc “xì hơi” gây đau và khó chịu mãn tính có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng, nên nếu lâm vào tình trạng này, tốt nhất bạn cần tham vấn chuyên gia tiêu hóa càng sớm càng tốt.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.

Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?
Được kì vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố đồng thời giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc giao thông, hiện nay, cả 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đang được người dân vô cùng mong ngóng.

10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy
Có những hiện tượng thiên nhiên bạn chưa biết đến, vì ít khi chúng xảy ra hay vì bạn ở một vị trí địa lý không xảy ra những bất thường.

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?
Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.
