Vì sao chúng ta thường "xì hơi" nhiều hơn khi đi máy bay?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến nhiều người “xì hơi”, "thả bom thối" trên máy bay.

Trong đời sống hàng ngày, đôi khi ta bất ngờ “xì hơi” ở chốn công cộng mà không kiểm soát được. Hẳn nhiên, lúc này bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và ngượng ngùng trước sự xuất hiện của quả bom thối.

Nhưng bạn có biết, khi đi máy bay, khả năng “thả bom” của chúng ta còn cao hơn không? Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết dưới đây.

Vì sao chúng ta thường xì hơi nhiều hơn khi đi máy bay?

Theo Jason Rosenberg, Giáo sư Y khoa thuộc Đại học Copenhagen, mỗi người trung bình “thả bom” 10 lần trong 24 tiếng, với tổng lượng hơi là khoảng 1 lít. Khí gas này là tổng hợp của lượng thức ăn mà ruột ta không hấp thụ được, được vi khuẩn chuyển hóa thành dạng hơi bao gồm nitơ, CO2, và Hydro.

Vậy vì sao khi ở trên không, chúng ta có nhiều khả năng “xì hơi” hơn? Lý do chủ yếu là áp suất không khí.

Vì sao chúng ta thường xì hơi nhiều hơn khi đi máy bay?

Khi bay trên cao, áp suất không khí giảm, lượng khí trong cơ thể sẽ "nở" ra hơn 30% so với thông thường, vì thế thường tạo ra cho ta cảm giác bụng hơi bị chướng và muốn “xì hơi”.

Có những người sợ bị xấu hổ nên cố gắng giữ không cho khí thoát ra, nhưng đây là một điều có hại cho sức khỏe. Nếu nhịn quá lâu, những chất này sẽ bị hấp thụ trở lại qua niêm mạc ruột, gây nguy cơ ngộ độc mãn tính, tức bụng, tức ngực, đau đầu, khó tiêu hóa, đặc biệt là viêm đường ruột.

Vì sao chúng ta thường xì hơi nhiều hơn khi đi máy bay?

Đặc biệt với những người đã lớn tuổi, việc nhịn không "xì hơi" còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim.

Thức ăn cũng là một nguyên nhân khiến bạn "xì hơi" nhiều hơn trên máy bay bởi bay trong khoảng thời gian dài, cơ thể không được vận động nhiều, nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải. Chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.

Vì sao chúng ta thường xì hơi nhiều hơn khi đi máy bay?

Nhưng bạn đừng lo, vì theo ông Rosenberg, các hãng hàng không đang áp dụng việc sử dụng than cho hệ thống lọc khí, bởi than hấp thụ các loại mùi rất tốt.

Đồng thời, đồ ăn của các hãng hàng không cũng sẽ chú trọng cung cấp nhiều carbohydrate hơn là chất xơ, ví dụ như các món làm từ cá, gạo, sản phẩm từ sữa và nước ép hoa quả, nhằm tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa không để lại nhiều thức ăn không tiêu hóa được trong đường ruột.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News