Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng "ăn cắp" đặc tính loài khác

Việc tìm tòi và nghiên cứu ra các loại virus mới luôn là ưu tiên hàng đầu cho nhiều nhà khoa học tế bào trên khắp thế giới. Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra một thể thực khuẩn - một loài virus "ăn" vi khuẩn - khổng lồ và đặc biệt hơn, nó còn mang cả khả năng học các "mánh" mà chỉ loài vi khuẩn mới có.

Những sinh vật này không chỉ lớn về kích cỡ, chúng còn sở hữu một số lượng các cặp gene rất lớn. Loài thể thực khuẩn mới được phát hiện này có tới hàng trăm gene với hàng triệu cặp, lớn tới mức có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi thông thường.

Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng ăn cắp đặc tính loài khác
Hình dáng của một thể thực khuẩn được xây dựng bằng 3D.

Những virus khổng lồ này thường được tìm thấy trong các con amip, và trong môi trường cách xa loài người. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra các trường hợp xuất hiện ở các khu vực gần với nơi chúng ta sinh sống. Trong một báo cáo được thu thập vào năm ngoái cho thấy được các virus này cũng đang tồn tại trong các vi khuẩn ở ruột của người dân ở Bangladesh. Đồng thời, trong một nghiên cứu được công bố ở báo Nature, nhóm các nhà khoa học cũng cho thấy các bằng chứng cho sự tồn tại của nó ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng ăn cắp đặc tính loài khác
Những virus khổng lồ này thường được tìm thấy trong các con amip.

Hiện nay, các nhà khoa học thường nghiên cứu và phát hiện ra các virus mới bằng cách chắt lọc các nhóm DNA từ các mẫu thử được thu thập ở các môi trường khác nhau. Trong trường hợp này, họ đã kiểm tra các mẫu được thu thập từ phân người và động vật, những vùng nước lớn cả trong đất liền và ngoài đại dương, tròng bùn và suối nước nóng. Sau khi loại đi những vi khuẩn/virus thừa, họ sẽ tái cấu trúc lại bộ gene của thể thực khuẩn từ những gì còn sót lại.

"Các cặp gene chúng tôi tìm được thường rất lớn, lớn hơn các thể thực khuẩn bình thường khác rất nhiều", tác giả của công trình nghiên cứu Jill Banfield, một giáo sư về ngành khoa học địa chất tại trường đại học California Berkeley, cho hay.

Banfield và đội của cô cho rằng đã tìm thấy được hơn 300 loại thể thực khuẩn với hơn 200,000 cặp gene - thậm chí có thể lên tới 735,000 cặp gene, nghĩa là gấp 10 lần các virus thông thường. Các thể thực khuẩn khổng lồ này mang cả gene của những loài sinh vật sống khác, cho phép chúng thực hiện được những hành vi sinh tồn đáng ngạc nhiên có trên loài khác.

Ví dụ, nhiều thể thực khuẩn này có các loại gene quan trọng cho hệ thống CRISPR - vốn được sử dụng bởi các vi khuẩn để đuổi các loại virus. Đây là một hệ thống miễn dịch, hoạt động bằng cách cắt xẻ các DNA của các virus ác tính muốn tấn công chúng. Theo nhà nghiên cứu Basem Al-Shayeb, các gene này có thể đã được sử dụng bởi các thực thể khuẩn khổng lồ để nâng cao sức đề kháng của vật chủ, như một dạng "đấu tranh với các virus khác nhằm có thể giành lấy vật chủ".

Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng ăn cắp đặc tính loài khác
Hệ thống CRISPR sẽ cắt các DNA của các virus nguy hiểm tới các thực thể khuẩn.

Nhờ phát hiện này, ta biết được chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực virus - những khả năng, hình dáng, kích cỡ cần được khai phá cho mục đích khoa học. Tuy các thực thể khuẩn khổng lồ này có nhiều điểm chung với các virus khổng lồ khác, nhưng chúng không hề liên quan, giống như cách vi khuẩn không cùng họ hàng với amip hoặc sinh vật nhân thực. 

Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng ăn cắp đặc tính loài khác
Các loài khuẩn sống trong ruột có thể điều khiển các vi khuẩn khác nhằm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tuy các khuẩn sống với amip không phải là mối lo với con người, các loài khuẩn sống trong ruột có thể điều khiển các vi khuẩn khác nhằm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe; ví dụ như việc gene kháng kháng sinh truyền từ loài này sang loài khác chẳng hạn. Hiện tại, các nghiên cứu về thực thể khuẩn rất hạn chế, nhưng những nghiên cứu dạng này có thể cải thiện công cụ chỉnh sửa gene mà ta đang có, ấy chính là hệ thống sửa gene CRISPR.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên

Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên

Công ty Agrisea đang nghiên cứu và phát triển cây lúa có thể chịu được nước mặn.

Đăng ngày: 02/03/2020
Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần

Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần

Đây là một trong những sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó nằm trong Khu bảo tồn rừng quốc gia hồ Fish ở Utah, Hoa Kỳ và là một cây dương có tên là Pando.

Đăng ngày: 01/03/2020
Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Vậy cây làm thế nào để sống được khi bị rỗng thân?

Đăng ngày: 28/02/2020
Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.

Đăng ngày: 27/02/2020
Nấm

Nấm "thây ma xanh" chống dịch châu chấu

Loại nấm thây ma xanh có thể khiến châu chấu chết dần bằng cách biến con côn trùng trở thành một khối rêu xanh.

Đăng ngày: 24/02/2020
Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên

Ruồi cuống mắt: Loài vật sở hữu đôi mắt lồi bất thường nhất trong tự nhiên

Ruồi cuống mắt (Stalk-eyed flies) thuộc họ côn trùng thuộc họ Diopsidae, chúng khác với những loài côn trùng biết bay khác ở đặc điểm mắt có cuống dài. Chiếc cuống này nhô ra từ hai bên cạnh đầu còn mắt lại nằm ở đỉnh mút cuối của cuống.

Đăng ngày: 23/02/2020
Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Nhà sinh vật học Ian Strachan phát hiện hai loài ruồi ăn nấm lần đầu được quan sát thấy ở Anh trong một khu rừng trên Cao nguyên Scotland.

Đăng ngày: 20/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News