Khoa học vừa "nhón tay" cải thiện hương vị bia trở nên ngon hơn bao giờ hết

Trong nhà máy sản xuất bia hiện nay, các thùng lên men hình trụ cao đã thay thế cho các thùng ngắn hơn trong quá khứ (được cho là có xu hướng tác động tiêu cực đến hương vị của loại bia tạo thành). Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã vào cuộc để cải thiện hơn nữa hương vị những cốc bia.

Những thùng cao này giúp tối ưu hóa cho công việc sản xuất: tăng sản lượng bia và giảm chi phí. Chúng dễ đổ đầy, rỗng và sạch hơn, nhưng việc áp dụng rộng rãi cũng có nghĩa áp suất dư thừa từ carbon dioxide sinh ra trong quá trình lên men. Điều đó lại ảnh hưởng đến hương vị.

Do đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu xác định các chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae đặc biệt có khả năng kháng CO2, tập trung vào việc sản xuất isoamyl axetat mang lại cho bia hương vị trái cây, tương tự như vị chuối.

Sau khi tìm ra chủng nấm men đặc biệt này, họ tiếp tục sử dụng phân tích trình tự toàn bộ bộ gene để tìm nguyên nhân khiến nó giữ được hương vị trái cây, ngay cả dưới áp suất của các thùng lên men hiện đại.

Trước sự bất ngờ của những người tham gia, họ đã xác định được một đột biến duy nhất trong gene MDS3, mã hóa cho một bộ điều chỉnh dường như liên quan đến việc sản xuất isoamyl axetat, nguồn gốc của hương vị giống chuối.

Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu sau đó có thể áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9 để tạo ra đột biến tương tự ở các chủng nấm men khác. Sau khi được sửa đổi, các chủng này có thể chịu áp suất CO2 tốt hơn, giữ được hương vị bia tốt hơn.

  Sau khi được sửa đổi, các chủng này có thể chịu áp suất CO2 tốt hơn, giữ được hương vị bia tốt hơn.

Trong tương lai, nhiều chủng nấm men có thể được biến đổi theo cách tương tự, dẫn đến các loại bia có hương vị đầy đủ hơn khi chúng được rót. Các nhà khoa học cho rằng sự đột biến chính là cái nhìn sâu sắc đầu tiên để hiểu cơ chế mà áp suất carbon dioxide cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hương vị bia.

Trước đây, người ta vẫn chưa rõ chính xác áp suất CO2 cao đã tác động như thế nào đến hương vị bia ở cấp độ phân tử, để rồi cuối cùng là hương vị trái cây trong những cốc bia uống vào gần như không còn nữa.

Các nhà nghiên cứu kết luận "Công trình này cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của việc phân tích đa gene và chỉnh sửa gene nhằm mục đích tạo ra các chủng nấm men nấu bia công nghiệp."

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể lạnh nhất thế giới

Vật thể lạnh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu sử dụng chùm tia laser và bẫy quang từ để làm lạnh nguyên tử tới nhiệt độ -273 độ C.

Đăng ngày: 29/04/2025
Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên tùy thích dù nặng hàng chục ngàn tấn không?

Đăng ngày: 29/04/2025
Top 12 hòn đảo bỏ hoang đẹp và đáng sợ trên thế giới

Top 12 hòn đảo bỏ hoang đẹp và đáng sợ trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều hòn đảo bị bỏ hoang dù trước đó từng là nơi sinh sống của đông đảo người dân, nguyên nhân có thể do thiên tai, chiến tranh, bệnh dịch...

Đăng ngày: 29/04/2025
Súng điện từ railgun hoạt động như thế nào?

Súng điện từ railgun hoạt động như thế nào?

Tầm bắn xa hơn 20 lần, đầu đạn bay nhanh gấp hơn 10 lần các loại vũ khí quân sự thống thường – là tóm tắt ngắn gọn về uy lực của súng điện từ railgun.

Đăng ngày: 29/04/2025
Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Đăng ngày: 28/04/2025
Những cái chết kỳ lạ của vua chúa trên thế giới

Những cái chết kỳ lạ của vua chúa trên thế giới

Theo trang Listverse, lịch sử từng chứng kiến nhiều cái chết bất ngờ và kỳ lạ của các bậc vua chúa trên thế giới.

Đăng ngày: 28/04/2025
Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News