Khoa học xác nhận cảm giác thời gian về nhanh hơn lúc đi là có thật
Dù là đi đường bộ, hay cả đường hàng không thì cảm giác này vẫn tồn tại đấy.
Hiệu ứng chuyến về (return trip effect), tên gọi được các nhà khoa học đặt ra để mô ta cho cảm giác quãng đường di chuyển từ điểm về - điểm đến ngắn hơn so với chiều ngược lại.
Và dù cho khoảng cách và thời gian đi là như nhau, không ít người trong chúng ta lại có cảm giác lạ kỳ này nhưng vẫn không hiểu do đâu. Vậy vì sao chúng ta lại có cảm giác này thế nhỉ?
Lý do thứ nhất: chiều về tạo cảm giác "quen thuộc" với não bộ
Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy chuyến đi về của mình ngắn hơn đơn giản chỉ vì... bạn đã đi qua chúng trước đó.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của ĐH Kyoto: Hiệu ứng chuyến về khiến não bộ chúng ta truy hồi lại quãng đường đã đi qua, từ đó tạo cảm giác rằng thời gian trở về nhanh hơn.
Cụ thể, nhóm tình nguyện viên được theo dõi đoạn phim ngắn về một người đi qua 2 trên lộ trình bất kỳ được cung cấp (có kèm bản đồ chú thích).
Hiệu ứng chuyến về khiến não bộ chúng ta truy hồi lại quãng đường đã đi qua, khiến bạn cảm giác thời gian về nhanh hơn.
Lộ trình thứ nhất xuất phát từ một điểm tạm gọi là A, đến điểm tiếp theo là B. Tiếp theo là lộ trình từ điểm B quay lại điểm A như đã đề cập. Lộ trình cuối cùng thì khác biệt hoàn toàn: Từ một điểm cố định khác tên C đến điểm D.
Trong quá trình theo dõi, nhóm được xem lộ trình từ điểm A đến B và ngược lại có sự khác biệt với nhóm khác. Họ cảm thấy rằng, quãng đường trở về từ B đến A gần hơn so với lượt đi ban đầu, trong khi nhóm chỉ xem A - B rồi C - D thì không có gì khác lạ. Đó là chưa kể, họ vẫn ước lượng chính xác thời gian ở cả hai chặng đường là như nhau.
Lý do thứ hai: Thời gian ngắn hơn so với chúng ta dự tính
Trên thực tế, ước lượng về thời gian khi đến một địa điểm cụ thể của chúng ta thường ít hơn so với thực tế ban đầu. Điều này lại trái ngược hoàn toàn với ước tính thời gian khi quay trở về.
Đây cũng là nguyên do khiến chúng ta có cảm giác con đường trở về ngắn hơn so với ban đầu. Và ở một nghiên cứu vào năm 2011 tại Hà Lan và Hoa Kỳ phần nào cho thấy nguyên nhân vừa đề cập.
Cụ thể, nhòm tình nguyện viên đã phải ước tính thời gian di chuyển trong 3 tình huống thực tế: Đi bằng xe buýt, đi xe đạp và xem video một người khác đang di chuyển.
Kết quả ở cả ba tình huống, tất cả đều nói rằng chuyến đi về có cảm giác ngắn hơn, dù thời gian là như nhau. Họ cũng cho biết thêm rằng, ước lượng chiều lượt đi dài hơn so với dự kiến của mình, và ngược lại.
Lý do thứ ba: Sự lo lắng về chuyến hành trình khiến thời gian như dài hơn
Một trong những yếu tố khiến hiện tượng chuyến về xảy ra là khi chúng ta quá lo lắng đến việc di chuyển đến điểm đến sẽ ra sao.
Điều này được chứng minh qua một nghiên cứu được công bố trên the Journal of Experimental Psychology vào năm 2016. Khảo sát được thực hiện khi đội nghiên cứu yêu cầu nhóm tình nguyện từ phòng thí nghiệm sang phòng ở tầng dưới để giải đố mật thư bằng cách xếp hình, và quay trở lại phòng ban đầu.
Ngoài ra, chỉ một nửa trong số tình nguyện viên được biết về phòng mình sẽ đến. Nhóm còn lại sau nghiên cứu cho biết họ cảm giác lúc quay về căn phòng ban đầu nhanh chóng hơn so với ban đầu.
Điều này cho thấy, khi chúng ta bắt đầu bất cứ chuyến đi đến điểm dừng chân mới, dòng suy nghĩ về nơi đó phần nào đã ảnh hưởng đến cảm quan của mỗi người. Điều đó khiến sự khác biệt giữa hai chiều đi và đến rõ rệt hơn, dù thời gian di chuyển là như nhau thôi.