Khói bụi quay trở lại Malaysia với chỉ số ô nhiễm 111

Theo phóng viên tại Malaysia, tình trạng khói bụi đã quay trở lại Malaysia với chỉ số ô nhiễm (API) được ghi ở thị trấn Bukit Rambai thuộc bang Malacca là 111 và chỉ số này ở khu vực Cheras thuộc thủ đô Kualar Lumpur là 101 vào chiều 21/7.

>>> Nạn nhân đầu tiên tử vong do khói bụi ở Malaysia

Theo Bộ Môi trường Malaysia (DOE), các chỉ số API có hại cho sức khỏe ở Bukit Rambai và Kuala Lumpur cũng như tình trạng tại một số địa điểm khác là do khói mù xuyên biên giới.

API ở các địa phương khác như cảng Klang ở bang Selangor là 91 và cảng Dickson ở bang Negeri Sembilan là 79. Mức độ ô nhiễm không khí được phân loại "khẩn cấp" khi API trên 500, "nguy hiểm" khi API từ 301 trở lên, mức độ 201-300 là rất hại cho sức khỏe, từ 101-200 là có hại cho sức khỏe, từ 51-100 là mức trung bình và API từ 0-50 là tốt.


Người dân đeo khẩu trang đi trên đường phố khói mù dầy đặc ở Muar ngày 23/6 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaysia G. Palanivel cho biết cũng như trước đây Malaysia sẵn sàng giải quyết tình trạng khói bụi, chuẩn bị thực hiện mưa nhân tạo nếu tình hình trở nên tồi tệ. DOE cũng đề nghị đóng cửa các trường học tại các vùng có chỉ số API vượt quá 200.

Bên cạnh đó, ông Palanivel khằng định Malaysia sẵn sàng trợ giúp nước láng giềng Indonesia khắc phục vấn đề khói bụi.

Theo tuyên bố của DOE ngày 21/7, Trung tâm Khí tượng ASEAN (ASMC) đã phát hiện ba điểm nóng ở đảo Sumatra của đảo quốc này ngày 18/7 vừa qua, sau đó tăng vọt lên 43 điểm vào ngày 19/7 vừa qua và 159 điểm ngày 20/7.

Cùng ngày, ASMC đã phát hiện bốn điểm nóng ở bang miền Nam Johor của Malaysia. Sau đó, DOE ngay lập tức đã công bố lệnh cấm các hoạt động đốt lửa ngoài trời trong cả nước do tình trạng khô hạn hiện nay, dự kiến ​​sẽ kéo dài cho đến tháng 10 tới.

Mới đây tại Hội nghị lần thứ 15 Nhóm Công tác Kỹ thuật và Ban chỉ đạo cấp Bộ trưởng tiểu khu vực ASEAN về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới, Bộ trưởng Môi trường Indonesia Balthasar Kambuaya cho biết nước này sẽ phê chuẩn Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News