Khởi công công trình xử lý ô nhiễm hồ Trúc Bạch

Được phê duyệt với tổng kinh phí 11,6 tỷ đồng, thực hiện trong 18 tháng, công trình xử lý nước ô nhiễm hồ Trúc Bạch sẽ áp dụng công nghệ hoạt hóa MRET kết hợp sử dụng chế phẩm tổ hợp khoáng tự nhiên, vi sinh để làm sạch nước hồ...

Sáng 17/9/2010 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ khởi công Công trình xử lý ô nhiễm hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những công trình thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.


Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng (Ảnh: M.Thành)

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Lạng - Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết, công trình xử lý nước ô nhiễm hồ Trúc Bạch nằm trong đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp và ứng dụng xử lý ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch" nhằm áp dụng công nghệ hoạt hóa MRET kết hợp sử dụng các chế phẩm tổ hợp khoáng tự nhiên thân thiện với môi trường và chế phẩm vi sinh. Nghiên cứu này đã được Bộ KH&CN phê duyệt với tổng kinh phí 11,6 tỷ đồng từ ngân sách Sự nghiệp khoa học, thực hiện trong 18 tháng từ 06/2010 tới 12/2011.

Theo đánh giá của Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội, hiện hồ Trúc Bạch đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng, hầu hết các chỉ số đo được đều vượt từ hàng chục đến hàng trăm lần so với quy chuẩn Việt Nam. Hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn từ 12,5 đến 25 lần, hàm lượng amoni (NH4) vượt từ 7,8 đến hơn 32 lần, nitrit (NO2) vượt từ 48,5 đến 113 lần...v...v...

Nguyên nhân chính của tình trạng nướ hồ ô nhiễm nặng là do hàng ngày, hồ Trúc Bạch phải đón nhận một lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn từ mương Ngũ Xã - đường thoát nước chính của nhiều cơ sở sản xuất nhôm, hàng trăm nhà hàng và hàng ngàn hộ dân sống trên lưu vực này thải vào.


Tiến hành phun hóa chất để làm sạch nước hồ Trúc Bạch (Ảnh: M.Thành)

Để xử lý tình trạng ô nhiễm kể trên, đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp và ứng dụng xử lý ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch" của Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao và Công ty Cổ phần Xanh đã đưa ra các nhóm giải pháp bao gồm: sử dụng công nghệ khoáng hoạt hóa nhằm tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong quá trình phân hủy các chất ô nhiễm; Bổ sung các vi sinh vật có ích để tạo ra sự đa dạng sinh vật trong nước và lớp bùn đáy; Thiết kế trồng và chăm sóc cây thủy sinh; Tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.

Quy trình công nghệ tổng hợp để xử lý ô nhiễm nước hồ này được đánh giá là có tính khả thi, đạt hiệu quả cao, giá thành xử lý phù hợp. Mô hình sẽ đáp ứng yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News