Khối đá 500 triệu năm tuổi thăng bằng bên vực sâu nghìn mét
Khối đá granite khổng lồ nằm chênh vênh bên mép vực từ thời băng hà cách đây hàng chục nghìn năm như không hề chịu sức hút của trọng lực hay lực đẩy của du khách.
Theo Siberian Times, khối cự thạch mang tên Đá treo là một trong những kỳ quan của vùng Siberia, Nga. Các nhà khoa học cho biết một vết nứt đã xuất hiện trên khối đá và nó có thể sẽ rơi xuống hồ băng bên dưới trong năm nay.
Khối đá có niên đại 500 triệu năm tuổi. (Ảnh: Irina Yakunina).
Nằm ở phía tây dãy núi Sayan, khối đá ngừng rung chuyển trong những thập kỷ gần đây. Bề mặt tiếp xúc với nền đất bên dưới của khối đá chỉ rộng một mét vuông.
Một vết nứt mới bắt đầu xuất hiện trên khối đá vào năm 2012 và nó có thể kết thúc hàng chục nghìn năm đứng thăng bằng của Đá treo. Khối đá có thể sẽ rơi xuống hồ Raduzhnoye có đường kính 100m ở công viên quốc gia Yergaki thuộc tỉnh Krasnoyarsk, Siberia.
Khối đá thăng bằng bên vực sâu 1.000m. (Ảnh: Irina Yakunina).
Nhiều người đã thử đẩy Đá treo rơi xuống nhưng không thành công, bao gồm một nhóm 30 du khách. Họ cùng hợp sức đẩy khối đá một lúc, nhưng khối đá granite 500 triệu năm tuổi không hề suy chuyển.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
