Khối lượng hồ chứa nước toàn cầu giảm mạnh

Một nghiên cứu mới công bố hôm 14/6 cho thấy, thể tích các hồ chứa toàn cầu đã giảm trong 20 năm qua bất chấp sự bùng nổ xây dựng đã làm tăng khả năng lưu trữ. Nghiên cứu nhận định, các đập mới sẽ không đủ để giải quyết tình trạng căng thẳng ngày ...

Khối lượng hồ chứa nước toàn cầu giảm mạnh
Hồ chứa thủy điện Mooserboden của Áo. (Ảnh: Reuters).

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết, theo dữ liệu vệ tinh, lượng nước cô lập trong 7.245 hồ chứa trên khắp thế giới đã giảm từ năm 1999 đến năm 2018, mặc dù công suất hàng năm tăng 28km3.

Bà Huilin Gao - tác giả nghiên cứu của Đại học Texas A&M (Mỹ), cho biết biến đổi khí hậu là nhân tố chính dẫn đến giảm hiệu quả trữ nước của hồ chứa, song nhu cầu nước tăng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Bà Gao giải thích, ngay cả khi nhiệt độ ngừng tăng, nhu cầu về nước và các công trình xây dựng mới vẫn tiếp tục tăng.

Theo nghiên cứu, tình trạng giảm lượng trữ nước tập trung ở phía Nam, đặc biệt là khu vực châu Phi và Nam Mỹ - nơi có nhu cầu nước tăng nhanh và các hồ chứa mới không trữ đầy nước nhanh như dự kiến. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không tính đến tác động của trầm tích - vấn đề dai dẳng được dự đoán sẽ làm giảm 25% lượng nước dự trữ vào năm 2050. Tình trạng hạn hán kéo dài cũng đặt ra câu hỏi về tính khả thi của các hồ chứa lớn.

Tuần trước, Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) cho biết, các đập và hồ chứa mới đóng vai trò quan trọng, giúp điều tiết dòng nước dễ dàng hơn trong bối cảnh khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng. Theo IHA, khi khí hậu trở nên bất ổn, con người sẽ cần đến nhiều cơ sở hạ tầng chứa nước hơn, đây cũng là nguồn cung cấp điện quan trọng có mức phát thải carbon thấp.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Báo động đỏ: Nhiệt độ toàn cầu tạm vượt

Báo động đỏ: Nhiệt độ toàn cầu tạm vượt "mốc tử thần" 1,5 độ C

Mốc nhiệt độ bị cảnh báo là có thể gây ra hỗn loạn khí hậu cực kỳ nguy hiểm cho hành tinh đã bị vượt qua trong những ngày đầu tháng 6, theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của EU.

Đăng ngày: 16/06/2023
Cách Maldives xử lý rác thải biển hướng tới du lịch bền vững: Việt Nam có thể học hỏi!

Cách Maldives xử lý rác thải biển hướng tới du lịch bền vững: Việt Nam có thể học hỏi!

Theo hãng CNN, khi nhấp vào trang web bất kỳ khu nghỉ dưỡng sang trọng nào ở Maldives thì người dùng sẽ thấy toàn bộ trang bật cam kết về tính bền vững và thông tin xác thực " xanh" có liên quan.

Đăng ngày: 16/06/2023
Hạt vi nhựa đã xuất hiện trong không khí con người hít thở

Hạt vi nhựa đã xuất hiện trong không khí con người hít thở

Ô nhiễm vi nhựa không chỉ có ở đại dương và sinh vật biển, theo một nghiên cứu hạt vi nhựa đã đã xâm nhập vào chính không khí mà bạn đang hít thở.

Đăng ngày: 16/06/2023
Nếu tất cả các sông băng trên Trái đất đều tan chảy, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu tất cả các sông băng trên Trái đất đều tan chảy, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu tất cả các sông băng ở trên Trái Đất tan chảy, hậu quả sẽ không thể lường trước được.

Đăng ngày: 15/06/2023
Kênh đào Panama đối mặt với hạn hán chưa từng có

Kênh đào Panama đối mặt với hạn hán chưa từng có

Mực nước hồ Gatun, một trong những hồ cấp nước cho âu tàu của kênh đào Panama, đang giảm và dự kiến xuống mức thấp lịch sử vào tháng 7.

Đăng ngày: 14/06/2023
Vùng đất nơi con người đi lại như đang bồng bềnh trên những đám mây

Vùng đất nơi con người đi lại như đang bồng bềnh trên những đám mây

Vùng đất kỳ lạ này khiến cho người ta có cảm giác như đang đi trên một quả bóng bay khổng lồ.

Đăng ngày: 14/06/2023
Nghịch lý ở quốc gia ''không thể sống thiếu điều hòa

Nghịch lý ở quốc gia ''không thể sống thiếu điều hòa"

“Bạn không thể sống thiếu điều hòa ở Singapore, không thể với sức nóng đó'', một người Singapore cho biết.

Đăng ngày: 14/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News