Khối tảo mơ khổng lồ có thể chứa vi khuẩn ăn thịt
Khối tảo mơ đồ sộ đang trôi tới gần bãi biển Florida chứa đầy nhựa và vi khuẩn có khả năng gây hại.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Water Reseach, khối cầu tảo mơ chứa đầy nhựa và vi khuẩn có thể tạo ra "bão mầm bệnh" giữa Đại Tây Dương. Có nguồn gốc từ biển Sargasso ở Bắc Đại Tây Dương, loại tảo nâu có tên tảo mơ trở thành vấn đề ngày càng lớn đối với các bãi biển trên khắp thế giới trong những năm gần đây khi từng khối tảo lớn dạt vào bờ. NASA dự đoán tảo mơ nở rộ năm nay dọc vùng ven biển Caribe và đông Florida sẽ ở mức lớn nhất trong lịch sử. Các chuyên gia dự đoán tảo mơ sẽ ập vào các bãi biển trong khu vực vào tháng 6 và tháng 7.
Một người đi biển đi qua khối tảo mơ dạt vào bờ hôm 18/5 ở Key West, Florida. (Ảnh: Joe Raedle).
Tảo mơ tích tụ thường bốc mùi, dày đặc và chứa vi khuẩn có khả năng gây nguy hiểm thuộc họ Vibrio. "Vibrio có thể xâm chiến cả nhựa và tảo mơ. Chúng có thể mang gene có khả năng gây bệnh", Linda Amaral-Zettler, nhà sinh vật học hải dương ở Viện nghiên cứu biển hoàng gia Hà Lan, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Có một số ca nhiễm bệnh khá đáng sợ do Vibrio. Khả năng ăn thịt của chúng khá hiếm nhưng có thật".
Khoảng hơn chục loài vi khuẩn trong họ Vibrio gây bệnh vibriosis, loại bệnh có thể xảy ra khi con người ăn phải vi khuẩn hoặc vi khuẩn lây nhiễm qua vết thương hở. Trong trường hợp xâm nhập qua đường tiêu hóa, vi khuẩn có thể gây tiêu chảy nặng, đau quặn bụng, sốt và nôn mửa. Khi lây nhiễm qua vết thương, một loài trong họ Vibrio đôi khi gây viêm mô hoại tử (necrotizing fasciitis).
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phân tích mẫu vật tảo mơ lấy từ biển Caribe và Sargasso, họ không tìm thấy V. vulnificus hoặc V. cholerae, hai loài vi khuẩn Vibrio lây nhiễm sang người. V. vulnificus là loài Vibrio duy nhất gây viêm mô hoại tử. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tìm thấy vài loài Vibrio chưa từng được mô tả trước đây mang các gene quan trọng giống ở những loài họ hàng gây bệnh. Phân tích của họ chỉ ra chúng cũng có "cơ chế" cần thiết để lây nhiễm và gây bệnh ở người.
Theo Amaral-Zettler, khối tảo mơ chứa lượng lớn nhựa, cho phép vi khuẩn Vibrio có thể nhanh chóng bám vào và sinh sôi. Vibrio trong tảo có thể gây nhiều tác động tới môi trường. Tương tự con người, cá nuốt phải Vibrio có thể bị tiêu chảy, giải phóng dưỡng chất vào môi trường, giúp tảo mơ tích tụ và hút nhiều oxy trong nước, tạo ra "vùng chết", nơi những loài sinh vật biển khác không thể tồn tại.
Tuy nhiên, liên quan đến sức khỏe con người, sự hiện diện của Vibrio trong tảo mơ không đáng ngại, theo Hidetoshi Urakawa, nhà sinh thái học vi khuẩn ở Đại học Florida Gulf Coast, người không tham gia nghiên cứu. Hiện nay, chính quyền Florida không kiểm tra Vibrio trong tảo mơ dạt vào bờ nhưng nhà chức trách vẫn khuyến cáo người đi biển không nên tới quá gần khối tảo. Nhằm đề phòng những mối đe dọa tiềm ẩn, bao gồm lây nhiễm Vibrio, người dân nên tránh bơi quanh hoặc chạm vào tảo mơ bất cứ khi nào có thể, đặc biệt khi họ có vết thương hở, theo Cơ quan Y tế Florida.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?
Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.
