Không ai mặc suit lại đi cài chiếc cúc cuối cùng và đây là lý do cho việc làm "kỳ quái" đó

Bạn có hay, việc "bỏ quên" chiếc cúc cuối cùng là luật ngầm mà bạn buộc phải nhớ mỗi khi mặc suit. Và nếu không làm đúng, bạn sẽ bị "cười cho thối mũi".

Suit nam là sự điển hình cho tính lịch thiệp và chỉn chu. Thế nên ngoài phom dáng, màu sắc thì những quý ông luôn chú ý đến những chiếc cúc (khuy) áo và quy tắc đi kèm.

Làm đúng bạn sẽ thể hiện được sự tinh tế của bản thân cũng như trong cách ăn mặc bởi "những chi tiết nhỏ có thể làm nên sự khác biệt lớn".

Có một quy tắc cơ bản mà nam giới nào cũng cần ghi nhớ khi mặc suit là "Đôi khi - luôn luôn - không bao giờ". Điều đó có nghĩa: nếu chiếc áo vest của bạn có 3 cúc thì nút giữa luôn cài (trừ khi ngồi), nút trên cùng đôi khi cài để trông lịch thiệp hơn và chiếc cúc cuối cùng thì không bao giờ đóng.

Không ai mặc suit lại đi cài chiếc cúc cuối cùng và đây là lý do cho việc làm kỳ quái đó

Còn nếu ở trong bộ suit có 2 cúc thì bạn luôn cài nút trên cùng và bỏ qua nút còn lại. Đối với chiếc áo ghi-lê (waistcoat) thì cài tất cả các cúc, trừ cúc cuối cùng.

Vậy quy tắc có phần "kỳ quặc" này đến từ đâu?

Có khá nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho quy tắc này. Thứ nhất, ta ngược dòng lịch sử tìm hiểu câu chuyện của ông vua béo Edward VII (cai trị từ năm 1906 đến năm 1910).

Thời đó, mặc suit đang trở nên thịnh hành, nhưng do quá béo nên vị vua này không thể nào cài được chiếc cúc áo thứ hai.

Không ai mặc suit lại đi cài chiếc cúc cuối cùng và đây là lý do cho việc làm kỳ quái đóDo quá béo nên vị vua Edward VII (bên phải hình) không thể cài được chiếc cúc cuối cùng.

Vì thế, như để thể hiện sự tôn trọng với vị vua Edward VII của mình mà từ tầng lớp quý tộc đến quần chúng bình dân ở nước Anh và cả các nước thuộc địa Anh đều làm theo thói quen ấy.

Bên cạnh đó, cũng có lý giải cho rằng, quy tắc bỏ cài nút cuối cùng bắt nguồn từ những người thợ săn. Họ cởi bỏ chiếc cúc cuối là để dễ dàng vận động và thoải mái hơn khi cưỡi ngựa.

Dần dà, việc bỏ cúc áo cuối này bỗng trở nên phổ biến hơn trên các nước khác và được đưa thành quy ước mỗi khi các quý ông mặc suit.

Không ai mặc suit lại đi cài chiếc cúc cuối cùng và đây là lý do cho việc làm kỳ quái đó

Áo khoác hiện nay thường có 2 cúc vì thế, hãy nhớ "cài cúc trên, bỏ cúc dưới". Còn ở bộ suit 4 nút thì sao nhỉ?

Đơn giản thôi, bạn hãy cài 2 cúc ở hàng trên, hàng dưới thì cài chiếc ẩn bên trong và bỏ qua chiếc cúc bên ngoài. Chiếc cúc bên trong có chức năng giữ cho 2 lớp áo cố định vào với nhau, hạn chế tình trạng bị nhăn.

Không ai mặc suit lại đi cài chiếc cúc cuối cùng và đây là lý do cho việc làm kỳ quái đó

Mặc dù thời trang luôn thay đổi và ngày một phóng khoáng hơn nhưng những quy tắc về cúc khi mặc suit thì bạn nên tuân thủ bởi chúng sẽ khiến bạn trở nên tinh tế, chỉn chu hơn thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News