Không cần dệt, áo len sắp được in nhờ công nghệ 3D
Kniterate là một loại máy dệt điện tử cho phép in các mẫu thiết kế kỹ thuật số thành sản phẩm thực nhờ công nghệ 3D. Sản phẩm hiện đang kêu gọi vốn trên website Kickstarter.
Công nghệ in 3D vốn chẳng xa lạ gì với lĩnh vực xây dựng từ các chất liệu như gốm, nhựa đến kim loại. Tuy nhiên nếu là len hay dạ cho một thiết kế ấm áp, mềm mại như áo len, liệu có thể chăng?
Câu trả lời là có. Kniterate, một loại máy dệt điện tử có thể dễ dàng tự động đan một chiếc áo từ vải dựa trên thiết kế kỹ thuật số. Các thiết kế đơn giản như khăn quàng cổ và cà vạt có thể được dệt kim hoàn toàn bởi Kniterate, trong khi những sản phẩm phức tạp hơn như váy hoặc áo len sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ từ dây chuyền dệt may sau khi chiếc máy này hoàn thành phần việc của nó. Công ty cũng đang phát triển một ứng dụng để làm cho nó dễ dàng để thiết kế, bổ sung hình ảnh, câu chữ vào các mẫu mới, và tùy chỉnh các loại kim khâu được gắn vào sử dụng. Phần mềm này thậm chí còn kết nối với mạng xã hội cho phép các nhà thiết kế chia sẻ tác phẩm của mình cho những người cùng quan tâm.
Kniterate được thiết kế linh hoạt với khả năng dệt ra sản phẩm từ mẫu thiết kế kỹ thuật số.
Chiếc máy hiện có sáu sợi khâu linh hoạt để phối các màu sắc hoặc chất liệu khác nhau, cùng với h65 thống căng dây thông minh được trang bị với các bộ cảm biến chống vỡ sợi và bị thắt nút. Việc lựa chọn kim khâu đều được điều khiển qua máy tính, vốn luôn được bảo vệ chống bụi thông qua các cửa trượt trong suốt. Để tránh bất kỳ hạn chế trong sản xuất, máy được thiết kế tương thích với mọi loại sợi.
Máy có tất cả 6 sợi với đủ màu sắc, chất liệu.
Theo thông tin từ website Kickstarter, Kniterate hy vọng sẽ rút ngắn được những trở ngại giữa máy dệt kim truyền thống ( được phát minh vào những năm 80s)- loại máy có chi phí thấp nhưng phức tạp và khó sử dụng và loại máy công nghiệp đắt tiền. Hiện nay, một chiếc máy Kniterate được bán với giá 4,699 USD trên trang Kickstarter, chỉ áp dụng với số lượng có hạn là 125 chiếc trong vòng gọi vốn cộng đồng. Và sau đó, giá bán lẻ trên thị trường sẽ "nhỉnh" hơn tương đối, được niêm yết vào khoảng 7.499 USD.
Một chiếc áo được dệt bởi Kniterate.
Rõ ràng, với giá cả như trên và thực tế là Kniterate là sự kết hợp phức tạp lần đầu tiên giữa một phần cứng và phần mềm cho phép in quần áo theo công nghệ 3D, bạn nhớ hãy nghiên cứu thật kĩ trước khi đặt hàng. Tuy nhiên, đây hẳn là một sự lựa chọn hoàn hảo với những doanh nghiệp thời trang cỡ nhỏ, các xưởng thiết kế, nhà máy hay trường học với lượng cung ứng đồng phục vừa.
Cả giày cũng có thể "dệt".
Những chiếc máy Kniterate đầu tiên dự kiến sẽ được xuất xưởng vào tháng 4 năm 2018.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
