Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc thấp nhất 2 độ C

Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sáng nay có mức nhiệt thấp nhất chỉ 2 độ C, một số nơi khác dưới 10 độ C như Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang).

Tiếp tục chịu tác động của không khí lạnh mạnh, sáng nay nền nhiệt Bắc Bộ giảm thêm 1-2 độ so với những ngày trước, thấp nhất ở đồng bằng phổ biến 13-14 độ C, các tỉnh vùng núi phía Bắc dưới 12 độ C.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc thấp nhất 2 độ C
Người miền Bắc còn đón đợt rét hết tháng 2. (Ảnh: Ngọc Thành).

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, so với sáng qua một số nơi vùng núi cao giảm 2-3 độ C, xuống dưới 8 độ như Mộc Châu (Sơn La) 7 độ C, Sa Pa (Lào Cai) và Đồng Văn (Hà Giang) 6 độ C. Riêng Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thấp nhất chỉ 2 độ C.

Tại Hà Nội, nhiệt độ sáng nay giảm khoảng 2 độ C so với hôm qua. Thấp nhất ghi nhận ở trạm Ba Vì 11 độ C, các trạm còn lại ở mức 13 độ C, trạm Láng nhích lên 14 độ C. Các tỉnh đồng bằng khác dưới 14 độ C như Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh.

Trong đêm nay và ngày mai khối khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống, nền nhiệt cao nhất trong ngày ở một số nơi miền Bắc 17-18 độ C, nhiệt độ thấp nhất phổ biến ở đồng bằng 13-15 độ C, vùng núi dưới 10 độ C.

Với miền Trung, nhiệt độ vùng núi phía tây Thanh Hóa, Nghệ An sáng nay giảm mạnh như Tĩnh Gia còn 13 độ C, Quỳ Châu 14 độ C. Không khí lạnh sẽ gây mưa từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trong chiều nay, sau đó mở rộng vùng mưa tới cả Bình Định, Phú Yên. Nền nhiệt Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế trong 2 ngày nghỉ cuối tuần duy trì ở mức thấp 17-19 độ C, trời rét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm

Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm

Môi trường sống hiện nay đang hủy hoại giác quan về mùi, làm cho con người thèm ăn mặn hơn và có ngoại hình béo hơn.

Đăng ngày: 25/02/2017

"Cầu vồng lửa" hiếm thấy xuất hiện ở Singapore

Xuất hiện trong khoảng 15 phút cuối buổi chiều 20/2,

Đăng ngày: 23/02/2017
Mạch nước ở Mỹ phun bất thường: Dấu hiệu siêu núi lửa thức giấc, giết chết nhiều người?

Mạch nước ở Mỹ phun bất thường: Dấu hiệu siêu núi lửa thức giấc, giết chết nhiều người?

Mới đây, giới quan sát cung cấp những dấu hiệu cho thấy, rất có thể siêu núi lửa Yellowstone sẽ thức giấc sớm hơn dự kiến, gây ảnh hưởng toàn cầu.

Đăng ngày: 23/02/2017
Bầu trời Mỹ chuyển màu tím ngắt sau cơn giông mạnh

Bầu trời Mỹ chuyển màu tím ngắt sau cơn giông mạnh

Bầu trời như nhuộm màu tím sau trận giông bão mạnh ở Texas, Mỹ, khiến người dân địa phương hết sức ngạc nhiên và thích thú.

Đăng ngày: 23/02/2017
Không khí lạnh áp sát biên giới phía Bắc, Bắc Bộ chuyển mưa rét

Không khí lạnh áp sát biên giới phía Bắc, Bắc Bộ chuyển mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm 23/2, bộ phận không khí lạnh đã tiến sát đến vùng biên giới phía Bắc.

Đăng ngày: 23/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News