Không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng không phù hợp cho trẻ dưới 9 tuổi do bé không hấp thu hết dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100 g trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g chất đạm, 12,4g chất béo, 600mg cholesterol, 82mg canxi, 212mg phôtpho, 3mg sắt, 450mcg beta-caroten, 875mcg vitamin A...

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên: "Trứng vịt lộn tốt nhưng không nên cho trẻ con ăn nhiều do quá nhiều chất dinh dưỡng, trẻ không hấp thu hết dễ bị đầy bụng, khó tiêu".


Trẻ từ 9 tuổi trở lên, bé có thể ăn trứng vịt lộn.

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, quá trình phát triển từ trứng thành trứng vịt lộn sinh ra nhiều chất có lợi cho cơ thể như các protein chuyển hóa dưới dạng axít amin, chất béo chuyển hóa dưới dạng axít béo dễ hấp thu, tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên trẻ nhỏ khả năng tiêu hóa và chuyển hóa không như người lớn nên không nên cho ăn.

"Từ 9 tuổi trở lên, bé có thể ăn trứng vịt lộn", lương y Trung nói. Người lớn có thể ngày ăn 1-2 trứng vịt lộn, song lưu ý trong trứng có nhiều cholesterol. Người mỡ máu cao thì không nên ăn nhiều.

Theo bác sĩ Hải, trẻ con tốt nhất là ăn trứng gà ta luộc hoặc đánh vào cháo. Trứng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế trước kia dinh dưỡng chia làm 4 nhóm thực phẩm nay tách thành 8 nhóm. Riêng nhóm chất đạm tách sữa, đậu đỗ và trứng ra thành 3 nhóm. "Trước đây trứng, sữa cùng xếp vào trong nhóm chất đạm, có thể hiểu trẻ không ăn trứng, không uống sữa thì ăn nhiều thịt cũng được. Nay nhóm trứng tách riêng nên là thành phần không thể thiếu", bác sĩ Hải nói.

Thông thường một quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả. 100mg trứng gà cung cấp 166kcal năng lượng, 14,8g chất đạm, 11,6g chất béo. Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%). Ngoài ra lòng đỏ trứng cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, viatmin A, kẽm...

  • Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà một bữa, ăn 2-3 lần mỗi tuần.
  • Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn một lòng đỏ mỗi bữa, ăn 3-4 bữa trứng một tuần.
  • Trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần cả lòng trắng và đỏ.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn một quả mỗi ngày.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News