Không nên tắm rửa khi trời có sấm sét

Giông sét xuất hiện khi không khí không ổn định. Theo Phòng thí nghiệm Bão Mạnh Quốc gia thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), sét là tia lửa điện xuất hiện giữa mặt đất, các đám mây và không khí. Khi sét bắt đầu hình thành, không khí đóng vai trò như một chất cách điện giữa các điện tích âm và dương trong mây, giữa mây và mặt đất.

Khi các điện tích trái dấu tích tụ, lớp cách điện không khí bị phá vỡ và xảy ra sự phóng điện nhanh, còn gọi là sét. Chớp sáng mà con người thấy trên trời khi giông bão là giải pháp của thiên nhiên để tạm thời cân bằng các vùng tích điện của không khí. Chu kỳ này sẽ tiếp diễn cho đến khi các điện tích tiêu tan.

Sét là nguyên nhân gây ra tiếng sấm lớn. Năng lượng từ sét nung nóng không khí lên khoảng 27.700 độ C, khiến không khí nổ tung ra phía ngoài. Áp suất giảm nhanh và tạo ra âm thanh của sấm sét.

Nếu sét sắp đánh xuống, một kênh dẫn sẽ dần phát triển về phía mặt đất. Khi nó cách mặt đất dưới 100 m, các vật thể cao như cây cối và tòa nhà sẽ bắt đầu phát ra tia lửa điện để chạm tới kênh dẫn. Khi tia lửa điện kết nối với kênh dẫn xuống, một dòng điện mạnh sẽ chạy xuống vật thể tạo ra tia lửa điện đó.

Sét có thể gây giật thông qua hệ thống ống dẫn và nước, do đó nên khi có sấm, bạn tuyệt đối không được tắm hay rửa bát, rửa tay.


Muốn giữ an toàn dưới thời tiết mưa giông có sấm sét, bạn cần tránh xa tất cả những thứ dẫn điện.

Nên tránh ra ngoài mỗi khi nghe tiếng sấm. Tuy nhiên, kể cả lúc ở trong nhà, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro bị sét tấn công.

Chia sẻ với Prevention, ông John Jensenius, chuyên gia an toàn sét của Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ khuyến cáo nếu muốn giữ an toàn dưới thời tiết mưa giông có sấm sét, bạn cần tránh xa tất cả những thứ dẫn điện, bao gồm dây điện, ống nước và nước máy.

Trên thực tế, không chỉ ống nước bằng kim loại mới dẫn điện mà tạp chất trong nước máy cũng có khả năng này. Vì thế, ống nước bằng nhựa không thể bảo vệ bạn 100%.

"Nước dẫn điện nên nếu sét đánh vào vật gì đó nằm giữa các vũng nước, người đứng gần vũng nước rất dễ bị ảnh hưởng theo", ông Jensenius cảnh báo. "Không chỉ tắm mà rửa tay, rửa bát cũng vô cùng nguy hiểm. Bạn nên dừng những việc đó khi nghe thấy tiếng sấm".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 23/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News