Không phải gà, đây mới là loài gia cầm đầu tiên được con người thuần hóa
Ngỗng có thể là loài gia cầm được thuần hóa lâu đời nhất trong lịch sử thế giới, với các bằng chứng từ Trung Quốc cho thấy loài động vật thuộc lớp chim này có thể đã tồn tại giữa con người từ hàng nghìn năm trước, theo một phát hiện mới được công bố hôm thứ Hai trên tạp chí học thuật quốc tế Proceedings of the National Academy of Sciences.
Các nhà nghiên cứu cho biết, xương ngỗng cổ xưa được thu thập từ một ngôi làng trồng lúa 7.000 năm tuổi ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc cho thấy việc thuần hóa đã có từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên trong thời kỳ đồ đá mới.
Chăn nuôi ngỗng.
“Điểm thú vị là loài già nhất (loài chim đã được thuần hóa) không phải là gà, mà là ngỗng", Masaki Eda, phó giáo sư tại Đại học Hokkaido ở Nhật Bản và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Ông cũng nói rằng phát hiện này đã đánh đổ niềm tin bấy lâu nay rằng gà là loại gia cầm xuất hiện sớm nhất trên thế giới.
Trái ngược với gà - loài gia cầm được nuôi phổ biến nhất ở Trung Quốc và các nơi khác trên toàn cầu - ngỗng hiện chỉ là một loài gia cầm thứ yếu. Mặc dù Trung Quốc thống trị sản lượng thịt ngỗng trên toàn cầu, nhưng loài động vật này không phải là nguồn thực phẩm hàng đầu trên bàn ăn của người Trung Quốc, ngoài một số món ăn phổ biến như ngỗng quay.
Bằng chứng trên cũng hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu được phát hiện tại khu vực Tianluoshan của tỉnh Chiết Giang, nơi chứa những gì còn sót lại của một ngôi làng trồng lúa thuộc Văn hóa Hemudu cổ đại. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số bộ xương được nghiên cứu thuộc về những con ngỗng lai tạo tại địa phương, với chế độ ăn của chúng có thể bao gồm lúa gạo trong làng - khác với ngỗng di cư - cho thấy dấu hiệu của quá trình thuần hóa sớm.
Dựa trên các dấu vết mổ và chế tạo trên xương, các nhà nghiên cứu cho rằng những con ngỗng được nuôi tại địa phương đã cung cấp nguyên liệu thô cho các công cụ và thức ăn bổ sung cho con người thời bấy giờ. Giáo sư Eda nói rằng ngỗng không phải là nguồn cung cấp thịt chính ngay cả vào thời điểm đó, và thịt hươu và thịt vịt phổ biến hơn trên bàn ăn.
Với bằng chứng cho thấy lịch sử thuần hóa ngỗng lâu đời từ thời kỳ đồ đá mới, các nhà nghiên cứu cho rằng những con ngỗng được lai tạo tại địa phương ở Tianluoshan có thể là tổ tiên của ngỗng nội địa châu Âu ngày nay.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mặc dù một số nghiên cứu đã theo dõi quá trình thuần hóa ban đầu của gà đến đầu thiên niên kỷ 9 trước Công nguyên, nhưng độ tin cậy của bằng chứng này vẫn còn nhiều “nghi vấn”. Theo Eda, một kết luận được công nhận rộng rãi hơn đã chỉ ra rằng việc thuần hóa gà sớm nhất đã xuất hiện hơn 2.000 năm trước ở Ấn Độ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
