Không riêng con người, nhiều loài khỉ đã bước vào thời kỳ đồ đá từ 3000 năm trước

Đó là khả năng chúng tự nghĩ ra, hay do nhìn vào loài người và bắt chước?

Để thành công được như ngày hôm nay, con người đã phải trải qua một quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, khởi nguồn bằng thời kỳ đồ đá từ 3,6 triệu năm trước.

Nhưng con người không phải là loài linh trưởng duy nhất được trải qua thời kỳ này. Tháng 7/2016, các nhà khoa học đã xác nhận loài khỉ mũ capuchin biết cách sử dụng đá để chế tạo công cụ. Vào năm 2018, một loài khác là khỉ mũ mặt trắng tại Panama cũng cho thấy hành vi tương tự.

Mới đây nhất là trường hợp của loài khỉ mũ có râu tại vườn quốc gia Serra da Capivara (Brazil). Khoa học trước kia đã quan sát được cách loài khỉ này sử dụng đá làm công cụ để tách hạt, đào đất, xử lý quả và hạt giống, thậm chí để thể hiện ham muốn làm "chuyện ấy". Có điều, gần đây họ mới xác nhận được rằng chúng đã làm như vậy từ... 3000 năm trước - tức vào thời kỳ nền văn minh Ai Cập vẫn đang thịnh vượng.

Không riêng con người, nhiều loài khỉ đã bước vào thời kỳ đồ đá từ 3000 năm trước
Khỉ sử dụng đá làm công cụ tách hạt.

Câu hỏi đặt ra là liệu loài khỉ này học cách sử dụng đá từ con người hay không. Nếu quả thực là như vậy, rất có khả năng khỉ mũ capuchin đã đánh bại chính con người và tinh tinh về khả năng khám phá ra công dụng của đá.

Để có được đáp án, đội nghiên cứu của tiến sĩ Tomos Proffitt từ ĐH College London đã thử khám phá nơi lũ khỉ thường xuyên cầm gạch đá đến để đập vỏ hạt điều. Họ tìm thấy gần 1700 hòn đá có khả năng đã được chúng dùng, nằm rải rác trên khắp khu vực. Một số được chôn dưới lòng đất. Trong đó, 122 được khẳng định nhờ dấu vết của khỉ trên bề mặt.

Niên đại của những viên đá này cũng khác nhau. Trong đó, viên sâu nhất và có tuổi đời lâu nhất là 3000 năm trước - nghĩa là hơn 450 thế hệ khỉ đã trôi qua.

Tuy nhiên, có một khoảng trống lịch sử giữa niên đại của các viên đá, rơi vào khoảng 640 - 565 năm trước. Các chuyên gia không rõ điều này là do lũ khỉ ngưng sử dụng đá, hay do chúng đã rời bỏ khu vực này mà đi.

Theo tiến sĩ Michael Haslam, con người cũng đã xuất hiện ở khu vực này từ hàng ngàn năm trước, mang theo những công cụ cao cấp. Nhưng cũng khó có thể kết luận loài khỉ này học của con người, bởi lịch sử ghi nhận loài người nhận biết được vị ngon của hạt điều là nhờ thấy loài khỉ ăn chúng.

Mà khỉ làm thế nào để ăn hạt điều? Chúng dùng đá để đập ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiều loài tuyệt chủng sống dậy ở

Nhiều loài tuyệt chủng sống dậy ở "Thành phố của Thần Khỉ"

Các nhà thám hiểm đến Thành phố mất tích của Khỉ Thần ở Honduras bị sốc nặng khi nhìn thấy nhiều sinh vật được cho là tuyệt chủng vẫn sống khỏe ở đây!

Đăng ngày: 26/06/2019
Phát hiện cơ chế thích ứng của động vật giáp xác khi thiếu oxy

Phát hiện cơ chế thích ứng của động vật giáp xác khi thiếu oxy

Loài động vật giáp xác thuộc chi Tigriopus californicus, không có mang để thở hoặc các phân tử mang oxy như hemoglobin thì lại có cơ chế mới để chống lại tình trạng nồng độ oxy thấp trong nước.

Đăng ngày: 26/06/2019
Cá sấu hé lộ điều kiện khí hậu Trái đất hàng triệu năm trước

Cá sấu hé lộ điều kiện khí hậu Trái đất hàng triệu năm trước

Cá sấu thường di cư đến vùng nước ấm ở Nam Phi và Bắc Phi để tránh bị ảnh hưởng nhiệt độ khí hậu giảm mạnh ở châu Âu.

Đăng ngày: 26/06/2019
Con quạ không chân khiến dân mạng hoảng sợ

Con quạ không chân khiến dân mạng hoảng sợ

Đoạn video lan truyền nhanh chóng trên mạng được đăng bởi người dùng Twitter keita_simpson, đạt được gần 9 triệu lượt xem.

Đăng ngày: 25/06/2019
Hi hữu: 12.000 người Nhật đi làm muộn chỉ vì 1 con ốc sên

Hi hữu: 12.000 người Nhật đi làm muộn chỉ vì 1 con ốc sên

Vào 9:40 phút sáng tại thành phố Kitakyushu trên đảo Kyushu, sự cố mất điện bỗng diễn ra trên tuyến Kagoshima.

Đăng ngày: 25/06/2019
Những loài rắn kịch độc trong rừng rậm Congo

Những loài rắn kịch độc trong rừng rậm Congo

Những vùng rừng rậm và sông ngòi ở Congo cung cấp môi trường sống lý tưởng cho các loài rắn kịch độc như hổ mang, mamba, rắn phì.

Đăng ngày: 23/06/2019
Những đặc điểm tưởng vô dụng lại là vũ khí ưu việt của động vật!

Những đặc điểm tưởng vô dụng lại là vũ khí ưu việt của động vật!

Khó có thể ngờ rằng, những đặc điểm tưởng như là “đồ thừa” của các loài động vật như: chiếc mào của gà, màu lông vằn của hổ hay chiếc mũi của thú mỏ vịt lại là những thành tựu tiến hóa, giúp chúng trở nên ưu việt hơn đối thủ của mình!

Đăng ngày: 22/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News