Khử độc bằng vỏ chuối

Một ngày nào đó vỏ chuối sẽ trở thành nguyên liệu để sản xuất thiết bị khử độc trong nước, chứ không còn là một loại rác vô dụng.

Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh, sợi dừa, vỏ lạc và một số loại rác có nguồn gốc từ thực vật có thể loại bỏ những kim loại nặng và độc hại – như chì và đồng – trong nước. Hầm mỏ, nhà máy và nông trại có thể tạo ra những loại rác đó. Chúng có thể gây tác động xấu đối với sức khỏe con người và môi trường. Những biện pháp lọc nước nhiễm kim loại nặng hiện nay đòi hỏi chi phí lớn. Ngoài ra một số vật liệu được dùng trong quá trình lọc lại có thể gây ngộ độc cho người.

Khử độc bằng vỏ chuối

Theo National Geographic, Gustavo Castro, một nhà hóa học môi trường của Đại học Sao Paulo tại Brazil, cho rằng, vỏ chuối cũng có thể đẩy kim loại nặng ra khỏi nước. Hiện tại, người ta dùng vỏ chuối để làm khá nhiều việc, như đánh bóng đồ vật bằng bạc và da.

Ông và các đồng nghiệp nhận thấy, vỏ chuối chứa nhiều nguyên tử nitơ, sulfur và các hợp chất hữu cơ như nhóm axit carboxylic. Nhóm axit carboxylic có điện thế âm rất mạnh nên chúng có thể liên kết với các kim loại (mang điện tích dương) trong nước.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, vỏ chuối được băm nhỏ có khả năng khử phân tử đồng và chì hiệu quả hơn so với nhiều vật liệu lọc nước khác. Khi vỏ chuối băm nhỏ được ném xuống sông, chúng nhanh chóng loại bỏ hai kim loại này.

“Khả năng đẩy kim loại của vỏ chuối lớn hơn hẳn so với nhiều loại vật liệu nhân tạo mà con người phát minh trong một thập kỷ qua”, Castro nói.

Castro nhấn mạnh, những thiết bị lọc nước chứa vỏ chuối băm nhỏ có thể được sử dụng tới 11 lần mà không mất các đặc tính gắn kết với phân tử kim loại. Đương nhiên, những vật liệu lọc nước tổng hợp có thể được sử dụng nhiều lần hơn, song chúng cần có quá trình hóa học để phát huy tác dụng và giá thành cũng cao hơn. Ngược lại, vỏ chuối được bán với giá cực rẻ và chúng không cần quá trình hóa học để đẩy kim loại.

Tuy nhiên, Castro nói, người dân không nên khử nước ô nhiễm bằng vỏ chuối tại nhà vì giới khoa học mới chỉ biết nó có thể “bắt” được đồng và chì.

Nếu những chất độc khác tồn tại trong nước thì có thể vỏ chuối không khử được”, Castro nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News