Khu vực Nam châu Âu tăng thêm 5 độ C vào năm 2100
Biến đổi khí hậu và gia tăng dân số sẽ làm tăng 80% tình trạng hạn hán vào năm 2100, các nhà nghiên cứu xác nhận.
- Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu đưa ra dự đoán rằng, tình trạng thiếu nước sẽ trở nên tồi tệ nhất do sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước tăng lên.
- Vào cuối thế kỷ này, khu vực Nam Âu – gồm có bán đảo Iberi và Italia – sẽ hạn hán thêm hơn 80% so với ngày nay.
- Lưu lượng dòng chảy của sông suối có thể giảm xuống bằng khoảng 40%.
Châu Âu sẽ bị hạn hán nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu và tăng cường sử dụng nước, các nhà khoa học đã cảnh báo.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mô hình máy tính để dự đoán các khu vực của châu Âu có thể bị tác động tồi tệ bởi nhiệt độ gia tăng và sử dụng nước tăng mạnh.
Giovanni Forzieri, một nhà nghiên cứu về rủi ro khí hậu tại Trung tâm nghiên cứu khí hậu thuộc Ủy ban Châu Âu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có rất nhiều lưu vực sông, đặc biệt là tại các khu vực phía Nam của Châu Âu, có xu hướng rơi vào giai đoạn cung cấp nước giảm do biến đổi khí hậu".
“Nhu cầu về nước tăng lên, do dân số gia tăng và nhu cầu sử dụng nước tăng mạnh phục vụ tưới tiêu và công nghiệp, sẽ gây ra sự suy giảm mạnh về mực nước các sông suối".
Họ đã phân tích các mô hình khí hậu và thủy văn của các kịch bản khác nhau xảy ra đối với năm 2100.
Luc Feyen, một nhà thủy văn học tại Ủy ban châu Âu nói: “Các kịch bản là các câu chuyện về các sự phát triển có thể xảy ra – trong nghiên cứu này là tới năm 2100 – của xã hội loài người mà chúng ta dùng để xác định lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai và nhu cầu sử dụng nước bởi các khu vực khác nhau".
Các mô hình khí hậu và sử dụng nước sau đó sẽ tịnh tiến nồng độ khí nhà kính và nhu cầu sử dụng nước thành các dự án về khí hậu và sử dụng nước trong tương lai.
Các nhà khoa học đã sử dụng các điều kiện dự đoán này để tạo ra một mô hình thủy văn của tất cả các lưu vực sông tại châu Âu mô phỏng sự phân bố và dòng chảy của nước. Họ phát hiện thấy những khu vực thuộc Nam Âu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Lưu lượng dòng chảy tối thiểu của sông và suối có thể giảm xuống thêm 40% và thời kỳ hạn hạn có thể tăng thêm 80% tại bán đạo Iberi, phía Nam của Pháp, Ý và khu vực Balkan.
Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Khoa học hệ thống Trái đất và Thủy văn (Hydrology and Earth System Sciences) cũng phát hiện thấy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 3,4oC vào năm 2100.
Các nhà khoa học đã dự đoán rằng, sự khô hạn sẽ kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn và cảnh báo rằng châu Âu sẽ ấm lên – đặc biệt là tại các khu vực miền Nam châu lục này – là thậm chí mạnh hơn nữa.
“Ví dụ như trên toàn bán đảo Iberi, nhiệt độ mùa hè được dự đoán là tăng lên 5oC và cuối thế kỷ này", tiến sĩ Feyen bổ sung thêm.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
