Khủng hoảng vũ trụ: 80% ánh sáng mất tích
Các nhà khoa học cho rằng, một lượng ánh sáng khổng lồ lẽ ra phải thắp sáng vũ trụ lại biến mất một cách đầy bí ẩn.
Các chuyên gia cho rằng vũ trụ đang bị thất thoát ánh sáng ở mức độ lớn - (Ảnh: AFP)
Trên thực tế có bao nhiêu ánh sáng đã biến mất? Theo nghiên cứu mới do một nhóm các chuyên gia quốc tế thực hiện dưới sự tài trợ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Tổ chức Khoa học tự nhiên và Quỹ Ahmanson, không lần được manh mối của khoảng 80% số ánh sáng trong toàn vũ trụ. “Như thể bạn đang ở trong một căn phòng rộng và tràn ngập ánh sáng, nhưng cuối cùng chỉ thấy vài bóng đèn 40W”, Space.com dẫn lời nhà thiên văn học - trưởng nhóm nghiên cứu Juna Kollmeier (Viện Khoa học Carnegie, Mỹ). “Những ánh sáng đó đã biến mất khỏi cuộc khảo sát của chúng tôi”.
Giáo sư Kollmeier và đồng sự đã công bố báo cáo của họ trong số mới nhất của tạp chí The Astrophysical Journal Letters. Cùng với Benjamin Oppenheimer và Charles Danforth của Đại học Colorado Boulder, bà Kollmeier cho hay, số lượng ánh sáng tỏa ra từ các chùm khí hydrogen hình xoắn được ion hóa chỉ là một phần nhỏ so với lẽ ra phải có.
Trên website Universe Today, cộng tác viên Shannon Hall giải thích rằng: “Những khoảng trống lớn trong không gian được kết nối bằng các dải hydrogen và helium. Tuy nhiên, lại có sự đứt quãng về ánh sáng giữa cấu trúc lớn của vũ trụ cũng như mức độ sáng theo dự kiến”. Các chuyên gia gọi hiện tượng mất ánh sáng như trên là “cuộc khủng hoảng sản xuất yếu photon".

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
