Khủng long Archaeopteryx bay giống chim trĩ

Theo một nghiên cứu mới, loài khủng long có cánh nổi tiếng Archaeopteryx có thể bay được.

Một đội nghiên cứu quốc tế đã dùng tia X mạnh để quan sát bên trong xương loài này, cho thấy chúng gần như rỗng, như những loài chim hiện đại.

Theo các nhà khoa học, sinh vật này bay như một con chim trĩ, bay bật lên những quãng ngắn.

Khủng long Archaeopteryx bay giống chim trĩ
Archaeopteryx bay như một con chim trĩ.

Archaeopteryx rất thu hút sự chú ý kể từ những hóa thạch đầu tiên được tìm thấy vào những năm 1860.

Nửa chim nửa khủng long, loài động vật này có kích cỡ tương tự một con chim ác là, với bộ cánh phủ lông, răng sắc và chiếc đuôi dài xương xẩu.

Sau khi quét hóa thạch của Archaeopteryx trong máy gia tốc hạt được gọi là synchrotron, các nhà nghiên cứu phát hiện ra xương cánh của chúng giống với các loài chim hiện đại đập cánh để bay những quãng ngắn hoặc bay bật lên.

Nhà nghiên cứu chính Dennis Voeten đến từ cơ sở phóng xạ Synchrotron châu Âu (ESRF) ở Grenoble, Pháp, cho biết: “Archaeopteryx có vẻ đã được tối ưu hóa cho việc bay chủ động ngẫu nhiên”.

Ông phát biểu với BBC News: “Chúng tôi cho rằng có điều gì đó giống chim trĩ và chim cút. Nếu chúng phải bay để lẩn tránh dã thú, chúng sẽ phải bay lên rất nhanh, thường theo sau là một chuyến bay ngang rất ngắn và sau đó chúng sẽ chạy trốn”.

Câu hỏi liệu Archaeopteryx sinh sống trên mặt đất, bay liệng hay có thể bay đã trở thành chủ đề được tranh luận kể từ thời Darwin.

Steve Brusatte, đến từ Đại học Edinburgh, Anh, không có liên quan gì đến nghiên cứu này, nói rằng đây là bằng chứng tốt nhất chứng minh loài động vật này có khả năng bay.

Khủng long Archaeopteryx bay giống chim trĩ
Mẫu vật Munich của hóa thạch Archaeopteryx.

Anh cho biết: “Tôi nghĩ giờ trường hợp này đã khép lại. Archaeopteryx ít nhất có khả năng bay bật lên những quãng ngắn. Thật ngạc nhiên là đưa một bộ hóa thạch vào một cái mày synchrotron có thể tiết lộ nhiều thứ đến thế về việc con thú thật đã hoạt động như thế nào khi còn sống”.

Archaeopteryx sinh sống khoảng 150 triệu năm trước ở nơi bây giờ là miền nam nước Đức. Dù từng bị cho là loài chim đầu tiên, hiện giờ các chuyên gia xem loài động vật này là một con khủng long biết bay.

Archaeopteryx đã bay lượn khoảng 150 triệu năm trước, cho thấy rằng việc bay lượn của khủng long còn tiến hóa trước đó.

Các nhà khoa học nghĩ rằng có lẽ có rất nhiều phương thức thí nghiệm việc bay lượn của khủng long trước khi xuất hiện phương án cách bay của những loài chim hiện đại.

Tiến sĩ Martin Röper, người phụ trách Archaeopteryx và nhà đồng nghiên cứu báo cáo cho biết: “Chúng tôi biết rằng khu vực quanh Solnhofen ở đông nam Đức từng là một quần đảo nhiệt đới, và một môi trường như vậy có vẻ rất thích hợp với việc di chuyển liên tục trên đảo hoặc việc bay đi trốn”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rã đông xác ướp của con chó từ 12.400 năm trước để hồi sinh

Rã đông xác ướp của con chó từ 12.400 năm trước để hồi sinh

Các nhà khoa học mới đây đã tiến hành rã đông xác ướp của một con chó con được cho là đã tuyệt chủng từ 12.400 năm trước và được tìm thấy trong lớp băng dày ở Siberia.

Đăng ngày: 17/03/2018
Phát hiện vương miện cổ nhất thế giới tại sa mạc gần Biển Chết

Phát hiện vương miện cổ nhất thế giới tại sa mạc gần Biển Chết

Gần đây, chiếc vương miện được trường ĐH New York (Mỹ) lựa chọn để nghiên cứu về thế giới cổ đại. Nó vốn được trưng bày ở Israel như hiện vật về đúc đồng thời kỳ Đồ đồng.

Đăng ngày: 17/03/2018
Hộp sọ dài như người ngoài hành tinh của phụ nữ Đông Âu cổ

Hộp sọ dài như người ngoài hành tinh của phụ nữ Đông Âu cổ

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Krishna Veeramah tại Đại học Stony Brook dẫn đầu tiến hành phân tích ADN những hộp sọ dài hơn bình thường được phát hiện ở Đức, Newsweek hôm 14/3 đưa tin.

Đăng ngày: 17/03/2018
Hé lộ bí mật ẩn giấu trong cuốn sách 1.400 tuổi khi đem chụp X-quang

Hé lộ bí mật ẩn giấu trong cuốn sách 1.400 tuổi khi đem chụp X-quang

Theo tờ Sciencealert, các nhà khoa học từ Đại học Califfornia, Mỹ đã khám phá nội dung giấu trong cuốn sách cổ 1.400 tuổi.

Đăng ngày: 16/03/2018
Phát hiện hóa thạch gấu có niên đại 120.000 năm tại Argentina

Phát hiện hóa thạch gấu có niên đại 120.000 năm tại Argentina

Ngày 14/3, các nhà khoa học Argentina thông báo đã phát hiện hóa thạch của một con gấu khổng lồ thuộc Thế Pleistocen muộn.

Đăng ngày: 16/03/2018
Những bí ẩn về siêu lục địa cổ đại của Trái đất

Những bí ẩn về siêu lục địa cổ đại của Trái đất

Cách đây hơn một thế kỷ, nhà khoa học người Đức Alfred Wegener (1880-1930) đề xuất ý tưởng về một siêu lục địa cổ đại sau khi kết hợp một số bằng chứng lại với nhau.

Đăng ngày: 15/03/2018
Dùng tia X để bảo vệ đạn súng thần công trên tàu Mary Rose

Dùng tia X để bảo vệ đạn súng thần công trên tàu Mary Rose

Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm cách bảo quản số đạn này, chúng sẽ bị ăn mòn nếu đem ra trưng bày.

Đăng ngày: 13/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News