Khủng long có thể tuyệt chủng do ấp trứng quá lâu

do khiến khủng long không thể sống sót sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Phấn Trắng có thể là do thời gian ấp trứng của chúng quá dài.

Trong thời gian dài, các nhà khoa học từng nghĩ rằng khủng long tuyệt chủng vì một tiểu hành tinh khổng lồ lao vào Trái đất cách đây 66 triệu năm. Nhưng theo nghiên cứu mới công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) tháng 12/2016, thời gian ấp trứng quá lâu của khủng long cũng đóng vai trò quan trọng khiến chúng bị tuyệt chủng.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Florida, Mỹ, kiểm tra hóa thạch hiếm của một số phôi thai khủng long. Họ phát hiện thời gian ấp trứng của khủng long không phải chim (non-avian dinosaur) dài hơn so với giới khoa học nhận định trước đây. Điều này cho thấy khủng long tiến hóa chậm hơn nhiều loài động vật khác.

Khủng long có thể tuyệt chủng do ấp trứng quá lâu
Thời gian ấp trứng từ 3 đến 6 tháng có thể khiến trứng khủng long dễ bị động vật ăn thịt, lũ lụt, hạn hán hủy hoại. (Ảnh minh họa: Natural World News).

"Những phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa rất lớn đối với sự hiểu biết về lý do khiến khủng long bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng. Trong khi đó động vật lưỡng cư, chim, động vật có vú, và các loài bò sát khác vẫn tồn tại và phát triển", Science Alert dẫn lời Gregory Erickson, tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Kích thước trứng khủng long có thể khá lớn, ngang bằng với một quả bóng chuyền và nặng kg. Các nhà khoa học trước đây cho rằng, thời gian ấp trứng của khủng long giống với tổ tiên của loài chim, với thời gian trứng nở từ 11 đến 85 ngày.

Để kiểm tra nhận định trên, Erickson và cộng sự phân tích hóa thạch phôi thai của hai loài khủng long khác nhau bao gồm Protoceratops, loài khủng long có kích thước nhỏ bằng một con cừu, và Hypacrosaurus, loài khủng long mỏ vịt khổng lồ. Họ quét phần hàm của phôi thai khủng long bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT, đồng thời quan sát những chiếc răng đang hình thành dưới kính hiển vi có độ phân giải cao để xác định đường Von Ebner trên răng.

"Đường Von Ebner hình thành khi răng của động vật phát triển. Chúng giống như vân gỗ có thể dùng để tính tuổi của phôi thai khủng long", Erickson nói.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi thai khủng long Protoceratops gần 3 tháng tuổi và Hypacrosaurus gần 6 tháng tuổi.

Khi điều kiện môi trường trở nên khắc nghiệt sau vụ va chạm thiên thạch Chicxulub tại Yucatan, Mexico 66 triệu năm trước, các loài động vật cạnh tranh nhau nhiều hơn do nguồn tài nguyên trong môi trường sống trở nên khan hiếm. Thời gian ấp quá lâu từ 3 đến 6 tháng khiến trứng khủng long nhiều khả năng bị hủy hoại bởi động vật ăn thịt, hạn hán và lũ lụt. Điều này làm cho khủng long khó có thể tiếp tục duy trì số lượng cá thể và dần dần bị tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch sinh vật 545 triệu năm trước

Phát hiện hóa thạch sinh vật 545 triệu năm trước

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu địa chất Argentina (CIG) đã tìm thấy hóa thạch của các sinh vật sống cách đây 545 triệu năm trước tại thành phố Olavarría.

Đăng ngày: 05/01/2017
Hóa thạch 700.000 năm nghi là

Hóa thạch 700.000 năm nghi là "của quý" voi ma mút

Một người Anh tìm thấy hóa thạch hình dương vật dài 6,4cm nhiều khả năng thuộc về một con voi ma mút sinh sống cách đây 700.000 năm.

Đăng ngày: 04/01/2017
Cổ kiếm thời Chiến quốc vẫn nguyên vẹn sau 2300 năm

Cổ kiếm thời Chiến quốc vẫn nguyên vẹn sau 2300 năm

Cây kiếm bạc từ thời Chiến quốc vẫn sáng loáng sau hơn 2.300 năm chôn dưới mộ sâu.

Đăng ngày: 03/01/2017
Những cỗ quan tài đen trăm tấn gần kim tự tháp Ai Cập

Những cỗ quan tài đen trăm tấn gần kim tự tháp Ai Cập

24 chiếc quan tài màu đen kỳ lạ được phát hiện dưới lòng đất cách kim tự tháp Ai Cập 12km, làm từ đá hoa cương với trọng lượng lên tới 100 tấn.

Đăng ngày: 03/01/2017
Phát hiện ngôi làng thời tiền sử 3.000 năm tuổi ở Anh

Phát hiện ngôi làng thời tiền sử 3.000 năm tuổi ở Anh

Ngôi làng cung cấp một "cái nhìn chân thật" về một thế giới đã không còn, theo các nhà khảo cổ.

Đăng ngày: 31/12/2016
Đây là bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của loài người vẫn còn rất

Đây là bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của loài người vẫn còn rất "lỗi"

Tiến hóa là một quá trình rất dài nhưng không hề hoàn hảo. Điều này đúng ngay cả với con người.

Đăng ngày: 30/12/2016
Cận cảnh ngôi mộ cổ mới phát hiện ở Sài Gòn

Cận cảnh ngôi mộ cổ mới phát hiện ở Sài Gòn

Sau hai ngày phát hiện, ngôi mộ cổ đã được xây nền bảo vệ trong khuôn viên Bưu điện Phú Thọ, quận 10, TP.HCM.

Đăng ngày: 29/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News