Khủng long sẽ được nhân bản sau 5 năm nữa?

Loài khủng long có thể sẽ tái xuất hiện trên Trái Đất sau năm năm nữa, và loài gà chính là chìa khóa của khả năng này.

Tiến sĩ Jack Horner – một nhà cổ sinh học nổi tiếng, đã từng giữ vai trò cố vấn trong loạt phim Công viên Kỷ Jura – tin rằng cách đưa các loài khủng long đã bị tuyệt chủng quay trở lại thế giới của chúng ta hiện nay đơn giản hơn so với trong phim rất nhiều.

Trong bộ phim Công viên Kỷ Jura đầu tiên, các nhà khoa học đã phải hút máu khủng long từ một con muỗi bị hóa thạch trong hổ phách, sau đó họ tạo ra được mã di truyền của một loài khủng long nhờ giọt máu này.

Tuy nhiên, tiến sĩ Horner cho rằng có một cách đơn giản hơn để mang khủng long trở lại, và việc đó phải dựa vào loài gà.


Bằng kỹ thuật đảo ngược sẽ tạo ra được một loài mới là “Gà khủng long”.

Thật ngạc nhiên khi biết rằng loài sinh vật được nuôi trong trang trại này lại là họ hàng đang còn sống có quan hệ gần gũi nhất với khủng long, và các loài chim chính là hậu duệ của khủng long. Bằng kỹ thuật đảo ngược sẽ tạo ra được một loài mới là Gà khủng long - biệt danh mà tiến sĩ Horner đã đặt cho thành quả trong tương lai.

Ông cho rằng: “vì chim cũng là khủng long, nên chúng ta chỉ cần chỉnh sửa để chúng trông giống với khủng long hơn mà thôi. Khủng long có đuôi dài, hai chi trước có các ngón, và qua quá trình tiến hóa, đuôi của chúng đã mất đi, chi trước thì biến thành cánh”.

Ngoài ra, toàn bộ mõm của chúng đã biến đổi từ hình thái giống như của loài Velociraptor sang hình thái mỏ chim”.

Theo ông, về cơ bản, điều mà nhóm nghiên cứu cần làm là can thiệp vào một phôi khi nó vừa mới hình thành, và xác định xem khi nào một số loại gen nhất định sẽ được “bật” hoặc bị “tắt”, từ đó sẽ tìm ra cách để đuôi bắt đầu phát triển, và chúng ta sẽ tác động để gen đó không còn cản trở việc phát triển đuôi nữa.

Ông Horner cho rằng điều này có thể sẽ xảy ra trong vòng năm đến mười năm tới. Chúng ta có thể sẽ tạo ra răng cho một con chim, chúng ta cũng có thể làm biến đổi miệng của nó. Và thực tế là vấn đề về cánh và chi trước còn đơn giản hơn thế. Nhóm nghiên cứu tin chắc rằng chúng ta có sẽ sớm làm được điều đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 11/01/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 09/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News