Kiếm Khopesh – Vũ khí của cấm vệ Pharaoh

Kiếm Khopesh có lịch sử tồn tại khá lâu đời tại Ai Cập, nó được dùng trên 1200 năm trước khi được thay thế bởi những thứ vũ khí hữu hiệu hơn (từ thiên niên kỷ III cho đến khoảng năm 1300 TCN). Từ “khopesh” còn được dùng để chỉ “chân” trong “chân bò” như một cách gọi đa nghĩa vừa chế giễu vừa gọi yêu vì hình dáng của thanh kiếm này.

Khopesh thường được mài sắc ở phần ngoài lưỡi kiếm, nơi mà sẽ tiếp giáp đầu tiên vào kẻ địch. Bên cạnh đó, phần sống kiếm được làm cong có tác dụng như một câu liêm dùng để kéo giật địch thủ, khiến chúng mất thế thủ hay giật ngã khỏi xe ngựa, gạt chân ngựa nếu vào đúng tầm. Thanh Khopesh cũng thường khá nặng, một phần là kỹ thuật kim khí thời đó còn tương đối thấp, nguyên liệu chính là đồng, một số mẫu Khopesh sau này là một hợp kim giữa thiếc và đồng để cho kiếm trở nên nhẹ hơn.

Kiếm Khopesh – Vũ khí của cấm vệ Pharaoh
Chỉ những lực lượng tinh nhuệ nhất, là tâm phúc của Pharaoh mới có kiếm Khopesh.

Rèn Khopesh rất phức tạp so với công nghệ thời đó, cho nên chỉ những lực lượng tinh nhuệ nhất, là tâm phúc của Pharaoh mới được tập trung trang bị. Tuy vậy, sức hủy diệt của Khopesh lại cực kỳ khủng khiếp.

Lưỡi cong của nó có thể tạo ra những vết chém có độ rách rất rộng khiến cho đối phương nhanh chóng mất máu đến chết (trong chiến đấu sa mạc, mất máu còn đáng sợ hơn cả nhiễm trùng hay mưng mủ, vốn ít phổ biến tại khí hậu khô nóng); đây chính là vì người Ai Cập đã nhận biết quỹ đạo của một cú chém không phải là một đường thẳng mà là một parabol, dẫn đến một lưỡi kiếm tạo nên quỹ đạo chém hình parabol sẽ mang hiệu quả sát thương cao nhất.

Trong giao chiến, lưỡi cong của kiếm còn giúp cho chiến binh dễ dàng ứng phó với kẻ địch từ nhiều phía hơn so với kiếm thẳng (tưởng tượng, chỉ cần vung bừa Khopesh vòng vòng là đám bao vây cũng đã kinh hồn bạt vía chứ đừng nói lao tới đâm bừa), và nó cũng dùng để phá trận khiên của địch cực kỳ hiệu quả so với rìu chiến thời đó (đâm thủng khiên, xoay ngang lưỡi kiếm, giật; ba thao tác này khớp là vừa giật văng khiên vừa làm bị thương kẻ địch dễ dàng bằng cách xắt vào tay, vào hông).

Kiếm Khopesh – Vũ khí của cấm vệ Pharaoh
Lưỡi cong của kiếm còn giúp cho chiến binh dễ dàng ứng phó với kẻ địch từ nhiều phía hơn.

Khopesh cũng rất khó tập luyện thành thục, nếu không khéo thì chính người tập cũng sẽ bị thương với thanh kiếm ương ngạnh này (lưỡi cong và nặng). Nhiều cấm vệ quân lão luyện có những vết thẹo không qua giao chiến, nhưng họ vẫn có thể tự hào vì đó là quá trình họ thành thạo dùng kiếm Khopesh.

Một Cấm vệ của Pharaoh với thanh Khopesh trên tay có thể chấp hàng chục tên lính ất ơ khác với trang bị chính là giáo, khiên và rìu. Chính vì những đặc tính kể trên, Khopesh vừa là vũ khí mang tính quyền uy, biểu thị ân điển đặc biệt khi được phụng sự cho Pharaoh. Tướng lĩnh hay đại thần được ban cho Khopesh chính là một món quà rất ý nghĩa vì họ biết chỉ có một người mới có tư cách để ban nó cho họ: Pharaoh.

Kiếm Khopesh – Vũ khí của cấm vệ Pharaoh
Kiếm Khopesh rất khó tập luyện thành thục.

Khopesh bị đào thải dần do nhiều điều kiện khách quan, nhưng hậu duệ của nó cũng đã có được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ ông tổ này. Các loại kiếm lưỡi cong của Ả Rập, Scimitar và Damascus cũng ít nhiều thừa hưởng tinh thần của Khopesh và bao phen nữa khiến kẻ thù khiếp đảm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News