Kiến "ma cà rồng" 98 triệu năm chết cứng trong khối hổ phách

Các nhà khoa học phát hiện xác kiến hút máu cổ đại trong khối hổ phách ở Myanmar.

Các nhà nghiên cứu phát hiện một khối hổ phách tại Myanmar, bên trong chứa xác một loài kiến hút máu mới có niên đại cách đây 98 triệu năm, Smithsonianhôm 13/9 đưa tin. Loài kiến này được đặt tên là Linguamyrmex Vladi, trong đó Vladi lấy từ tên bá tước ma cà rồng Vlad III Dracula nổi tiếng.

Khác với cấu tạo miệng kiến thông thường, Vladi có hai lưỡi kiếm lớn ở hàm dưới. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi gặp con mồi, loài kiến này sẽ nâng hai lưỡi kiếm lên và đâm xuyên qua con vật xui xẻo.

Hàm dưới của Vladi có những đường rãnh giống máng nước có thể đưa haemolymph, một chất lỏng tương tự máu ở côn trùng, vào miệng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thuyết.

Kiến ma cà rồng 98 triệu năm chết cứng trong khối hổ phách
Xác kiến hút máu kẹt trong khối hổ phách 98 triệu năm. (Ảnh: Systematic Entomology).

"Khi tìm thấy một mẫu vật mới với con mồi, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu. Có thể đó chỉ là vấn đề thời gian", tác giả nghiên cứu, Phillip Barden tại Viện Công nghệ New Jersey, phát biểu.

Ảnh chụp tia X cũng cho thấy, sừng của Vladi được tẩm các hạt kim loại, có thể nhằm giúp chiếc sừng chắc khỏe và chịu được nhiều tác động hơn. Một số loài bọ cánh cứng ngày nay cũng áp dụng phương pháp tương tự với càng tẩm sắt hoặc kẽm.

Vladi có thể sở hữu những chiếc sừng độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, đây lại không phải loài kiến hút máu duy nhất. Các nhà khoa học phát hiện kiến hút máu lần đầu tiên những năm 1920. Năm 1996, một nhà nghiên cứu người Nga phát hiện kiến hút máu kẹt trong một khối hổ phách.

Trong hai thập kỷ qua, các nhà côn trùng học đã nghiên cứu 5 loại kiến hút máu cổ đại. Chúng chính là những loài kiến cổ xưa nhất trên Trái Đất. "Không có hóa thạch kiến nào lâu đời hơn. Nhưng theo những dữ liệu phân tử và phân tích DNA, chúng tôi ước lượng những loài kiến này bắt đầu đa dạng hóa trước đó khoảng 20 - 60 triệu năm", Barden nhận định.

Kiến hút máu có một số điểm tương đồng với các loài kiến ngày nay dù chúng không có quan hệ trực tiếp. Kiến bẫy hàm, một loài kiến nhiệt đới, có thể đóng sập hàm chỉ trong 0,5 miligiây, nhanh gấp 700 lần hành vi chớp mắt.

"Tôi không biết là còn một loài kiến nữa trông kỳ lạ như những con kiến bẫy hàm này", nhà côn trùng học Magdalena Sorger tại Đại học North Carolina nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Truy tìm tông tích những quái nhện khổng lồ ăn thịt người thời cổ đại

Truy tìm tông tích những quái nhện khổng lồ ăn thịt người thời cổ đại

Trái đất trong quá khứ đã từng có những thời kỳ khí hậu toàn cầu ấm nóng, lượng oxy trong không khí dồi dào, tạo điều kiện cho các loài sinh vật phát triển đột biến.

Đăng ngày: 14/09/2017
Hóa thạch khủng long hiếm 66 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Colorado

Hóa thạch khủng long hiếm 66 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Colorado

Các nhà khoa học đã khai quật được một hóa thạch khủng long quý hiếm ở Colorado, Hoa Kỳ, được cho là 66 triệu năm tuổi, theo một báo cáo vừa được công bố.

Đăng ngày: 14/09/2017
Các ngôi mộ La Mã mới được phát hiện ở Dakhla Oasis, Ai Cập

Các ngôi mộ La Mã mới được phát hiện ở Dakhla Oasis, Ai Cập

Bộ Khảo cổ vật Ai Cập đã phát hiện ra năm ngôi mộ La Mã trong các công trình khai quật được thực hiện tại khu vực Beir Al-Shaghala ở Ốc đảo Dakhla ở sa mạc phía Tây Ai Cập.

Đăng ngày: 14/09/2017
3 vật dụng thường ngày bạn sẽ không thể tin có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại

3 vật dụng thường ngày bạn sẽ không thể tin có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại

Khả năng sáng chế của người Ai Cập cổ rất đáng để con cháu đời sau phải ngưỡng mộ, khi có rất nhiều vật dụng thường nhật của chúng ta ngày nay có xuất xứ từ họ.

Đăng ngày: 14/09/2017
Tấm khảm La Mã cổ đại hiếm thuộc thế kỷ thứ 4 được phát hiện ở Anh

Tấm khảm La Mã cổ đại hiếm thuộc thế kỷ thứ 4 được phát hiện ở Anh

Cụ thể, bức tranh khảm La Mã này có thể được thiết kế xây dựng vào năm 380, trong thảm có mô tả các anh hùng Hy Lạp Bellerophon cưỡi ngựa Pegasus có cánh.

Đăng ngày: 14/09/2017
Nhiều cổ vật đá hàng ngàn năm tuổi được tìm thấy ở nghĩa trang Bắc Iran

Nhiều cổ vật đá hàng ngàn năm tuổi được tìm thấy ở nghĩa trang Bắc Iran

Một số cổ vật đã được tìm thấy trong một nghĩa trang cổ ở tỉnh Gilan của miền bắc Iran gọi là Asb Risseh, người đứng đầu cuộc khai quật trong nghĩa địa này vừa thông báo.

Đăng ngày: 13/09/2017
Tượng đầu người 4.300 năm bị đập vỡ của pharaoh Ai Cập

Tượng đầu người 4.300 năm bị đập vỡ của pharaoh Ai Cập

Các nhà khảo cổ học phát hiện bức tượng đầu người của một pharaoh Ai Cập tại thành phố cổ Hazor ở Israel vào năm 1995.

Đăng ngày: 12/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News