Kinh hoàng phát hiện lỗ đen ký sinh khoét rỗng nhiều thiên thể
Đó là các lỗ đen sinh ra vào buổi bình minh của vũ trụ, xâm nhập vào các ngôi sao và âm thầm ăn rỗng chúng.
Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal, nhóm tác giả dẫn đầu bởi tiến sĩ Earl Bellinger từ Viện Vật lý thiên văn Max Planck (Đức) và Đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu đã đề xuất lý thuyết gây sốc về "lỗ đen ký sinh".
Một ngôi sao khổng lồ đỏ là dạng sao "hấp hối" có thể ẩn chứa lỗ đen ký sinh - (Ảnh: ESO).
Lý thuyết thiên văn hiện tại đã chấp nhận 3 loại lỗ đen: Các lỗ đen quái vật (lỗ đen siêu khối) ở trung tâm các thiên hà, các lỗ đen khối lượng trung bình bí ẩn và các lỗ đen khối lượng sao.
Trong đó loại lỗ đen khối lượng sao nhỏ nhất được hình thành như sản phẩm từ "cái chết cuối cùng" của một ngôi sao lớn, có thể sau giai đoạn "thây ma" là sao neutron.
Tuy nhiên theo tiến sĩ Bellinger, còn một con đường mà lỗ đen nhỏ có thể được sinh ra.
Theo Sicence Alert, một lý thuyết được phát triển từ những năm 1970 bởi nhà vật lý lý thuyết - vũ trụ học lừng danh Stephen Hawking và được những nhà khoa học khác mở rộng sau đó cho rằng các lỗ đen cực nhỏ có thể đã hình thành 1 giây sau Vụ nổ Big Bang.
Đó là khi vật chất trong vũ trụ sơ sinh đủ nóng và đậm đặc tới mức những mảng có mật độ cao đủ sức sụp đổ thành lỗ đen.
Khoảng trống duy nhất của lý thuyết đó chính là các lỗ đen nguyên thủy đó đã đi đâu?
Các lỗ đen nguyên thủy dường như biến mất vào hư không dựa theo những bằng chứng mà nhân loại đã thu thập được về quá trình tiến hóa vũ trụ.
Tiến sĩ Bellinger cho rằng có một khả năng lớn những lỗ đen này đã chọn ký sinh - không phải trong một tàn dư sao chết như sao neutron - mà trong chính các ngôi sao còn sống như Mặt Trời.
Các lỗ đen ký sinh này sẽ ăn mòn dần bên trong những ngôi sao. Đến một ngày ngôi sao đó không tự nuôi sống mình bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân nữa, mà từ đĩa bồi tụ của chính lỗ đen ký sinh.
Cuối cùng, kẻ phàm ăn này sẽ khiến ngôi sao chết đi, sụp đổ, có thể thành nhiều lỗ đen nhỏ.
Cũng theo nghiên cứu mới, việc xác định bằng chứng trực tiếp về lỗ đen ký sinh hoàn toàn có thể được. Bởi khi ngôi sao chuyển sang giai đoạn được nuôi bởi lỗ đen, ánh sáng của nó sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, sự thay đổi đó sẽ cụ thể như thế nào, phương pháp để xác định nó... vẫn là vấn đề cần giải quyết. Tiến sĩ Bellinger cho biết họ sẽ giải đáp điều này trong các nghiên cứu sau.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km
Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.
