NASA cập nhật phần mềm tàu Voyager từ khoảng cách 19 tỷ km

Khoảng 46 năm sau khi tàu Voyager 1 và 2 của NASA bắt đầu hành trình khám phá không gian vĩ đại, phần mềm lâu năm trên tàu thăm dò tiếp tục được cập nhật từ xa.

Các kỹ sư cập nhật và sửa chữa phần mềm nhằm quản lý dữ liệu bị lỗi mà tàu Voyager 1 bắt đầu truyền về từ năm ngoái. Một loạt cập nhật khác hướng tới ngăn chặn chất bẩn tích tụ ở cả hai động cơ đẩy trên tàu. Những cập nhật trên sẽ giúp tàu duy trì liên lạc với Trái đất lâu nhất có thể, Space hôm 23/10 đưa tin.


Tàu Voyager 1 di chuyển qua không gian liên sao. (Ảnh: NASA).

"Đội kỹ sư đang đối mặt với nhiều thách thức mà chúng tôi không có sách chỉ dẫn", Linda Spilker, nhà khoa học làm việc trong dự án Voyager ở Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, cho biết. "Nhưng họ tiếp tục nghĩ ra những giải pháp sáng tạo".

Hồi tháng 5/2022, trung tâm kiểm soát trên mặt đất bắt đầu nhận được dữ liệu vô nghĩa từ hệ thống điều khiển và chỉnh hướng (AACS) trên tàu Voyager 1, giúp ăngten của tàu thăm dò chĩa về hướng Trái đất. Kết quả kiểm tra cho thấy phần cứng của AACS vẫn hoạt động hoàn hảo, nhưng vì lý do chưa rõ, AACS truyền dữ liệu viễn trắc của nó qua một máy tính không sử dụng trên tàu, khiến dữ liệu bị sai lệch.

Tuy nhiên, việc sửa lỗi không thể giải đáp tại sao AACS chuyển hướng dữ liệu viễn trắc. Bí ẩn đó có thể hé lộ vấn đề lớn hơn với tàu Voyager 1. Nhưng các kỹ sư tin tưởng hoạt động sửa chữa có thể giải quyết tận gốc vấn đề, ít nhất sau khi việc truyền cập nhật hoàn tất sau hành trình hơn 20 giờ tới tàu Voyager 1.

Bộ đôi tàu thăm dò Voyager có thể điều chỉnh ăngten một cách độc lập bằng cách khai hỏa động cơ đẩy. Nhưng mỗi lần khai hỏa động cơ đều để lại một lớp cặn ở ống nạp nhiên liệu. Qua nhiều thập kỷ hoạt động, lớp cặn tích tụ. Các kỹ sư lo ngại đường ống có thể sớm bị tắc nghẽn hoàn toàn. Vì vậy, trong tháng 9 và 10/2023, họ bắt đầu để tàu vũ trụ xoay nhiều hơn nhằm giảm tần suất khai hỏa động cơ. Nếu thành công, điều chỉnh này sẽ giúp tàu hoạt động thêm ít nhất 5 năm nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News