Kinh ngạc những dụng cụ phát hiện máy bay địch trước khi có radar
Ngày nay, nhờ sự trợ giúp của các hệ thống radar, việc phát hiện ra sự di chuyển của các máy bay trở nên khá dễ dàng. Nhưng trước khi có công nghệ radar, con người làm thế nào để phát hiện ra sự di chuyển của máy bay? Chắc chắn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, vào thời kỳ đó người ta chủ yếu chỉ dựa vào đôi mắt và đôi tai.
Những chiếc tai nghe khổng lồ hướng lên trời như thế này là phương pháp dò tìm máy bay trước khi thiết bị Radar được phát minh năm 1917. (Nguồn ảnh: Rare).
Để tăng tính cơ động, những người lính được trang bị những thiết bị nhỏ hơn tuy nhiên chúng không thể hiệu quả bằng những dàn khuếch đại âm thanh khổng lồ được đặt dưới mặt đất. (Nguồn ảnh: Rare).
Người lính sử dụng đôi tai của mình để nghe và tìm ra hướng máy bay địch nhờ các âm thanh mà hệ thống khuếch đại ghi lại được. (Nguồn ảnh: Rare).
Khoảng cách phát hiện máy bay địch có thể giao động từ một vài trăm mét cho tới hàng chục km tùy vào từng hệ thống. Nhưng hiệu quả của những hệ thống này chịu sự ảnh hưởng của thính lực người sử dụng và điều kiện thời tiết. Nếu trời có mưa hoặc có gió giật mạnh người lính sẽ không thể "nghe" ra tiếng máy bay của đối phương được do lẫn quá nhiều tạp âm. (Nguồn ảnh: Rare).
Máy định vị âm thanh 2 ống nghe của Czech năm 1920. (Nguồn ảnh: Rare).
Trước năm 1940, mọi quân đội lớn trên thế giới đều sử dụng những thiết bị khá cồng kềnh và phiền phức, có độ tin cậy không cao này để phát hiện máy bay địch. (Nguồn ảnh: Rare).
Những dàn loa khuếch đại định vị âm thanh khổng lồ của Phát xít Nhật. (Nguồn ảnh: Rare).
Một hệ thống phát hiện máy bay khác nhỏ gọn hơn cũng của Nhật Bản. (Nguồn ảnh: Rare)
Hệ thống phát hiện máy bay của lực lượng Không quân Hải quân Mỹ vào năm 1925. (Nguồn ảnh: Rare).
Ở Anh, trong thập niên 30 của thế kỷ trước, hệ thống khuếch đại 4 loa rất phổ biến. (Nguồn ảnh: Rare).
Năm 1939, Đức phát triển hệ thống khuếch đại âm thanh phát hiện máy bay này và vẫn sử dụng chúng khi thế chiến thứ 2 bắt đầu. (Nguồn ảnh: Rare).
Đến những năm 1940, hệ thống radar được ra đời. Khi đó, với những thiết bị cũ, chỉ cần nghe người lính cũng đã có thể phát hiện ra máy bay địch ở khoảng cách tối đa lên tới 15 km, sai số tối đa chỉ khoảng 2 độ, thậm chí còn phát hiện được luôn đó là loại máy bay gì, số lượng bao nhiêu chiếc. (Nguồn ảnh: Rare).
Dàn định vị âm thanh được quân đội Thụy Điển sử dụng năm 1940. (Nguồn ảnh: Rare).

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.
