Kính thiên văn lớn nhất thế giới bị tấn công mạng
Đài quan sát ALMA đã phải tạm ngừng hoạt động do một cuộc tấn công mạng, các nhà chức trách hôm 2/11 cho biết.
Cuộc tấn công vào cuối tuần trước, nhắm đến các hệ thống máy tính của ALMA khiến trang web của đài thiên văn bị sập suốt 4 ngày sau đó và buộc phải đình chỉ các hoạt động quan sát khoa học.
"Mối đe dọa hiện đã được kiểm soát và đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để khôi phục những hệ thống bị ảnh hưởng", các nhà chức trách hôm qua cho biết.
Cuộc tấn công không làm tổn hại đến hệ thống ăng-ten hay bất kỳ dữ liệu khoa học nào. Mặc dù vậy, vẫn chưa thể chắc chắn khi nào đài thiên văn có thể quay trở lại hoạt động bình thường.
Nhà phân tích dữ liệu thiên văn người Mỹ Tristan Ashton đứng cạnh các ăng-ten khổng lồ (hầu hết có đường kính 12 m) tại đài quan sát ALMA ở Chile. (Ảnh: AFP)
ALMA - có tên gọi đầy đủ là Atacama Large Millimeter/submillimeter Array - được cấu thành từ 66 ăng-ten trải rộng tới 16km, biến nó trở thành mạng lưới kính thiên văn lớn nhất thế giới. Đây cũng là một trong những đài quan sát cao nhất khi được lắp đặt trên mực nước biển hơn 5.000m tại sa mạc Atacama ở miền bắc Chile.
Hệ thống ăng-ten mạnh mẽ của ALMA cho phép phát hiện những thiên hà xa xôi đang hình thành ở rìa vũ trụ, quan sát khí và bụi phân tử, nghiên cứu các ngôi sao, hệ hành tinh và tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, theo Đài quan sát phía Nam châu Âu (ESO), đơn vị đồng điều hành.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động toàn thời gian vào năm 2013, ALMA đã tiết lộ các ngoại hành tinh hình thành từ bụi sao, quan sát thấy ánh sáng dữ dội từ các ngôi sao gần đó và cung cấp những hiểu biết mới về các vụ nổ bức xạ vũ trụ mạnh mẽ được gọi là vụ nổ tia gamma. ALMA cũng là một phần của dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên về hố đen vào năm 2019.
Đài quan sát trị giá tới 1,4 tỷ USD này là một dự án hợp tác quốc tế lớn với sự tham gia của Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Chile. Có khoảng 300 chuyên gia phụ trách vận hành máy tính, máy chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu và màn hình mạnh mẽ của ALMA.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
